Xuất khẩu giấy và sản phẩm sang hai thị trường Đức và Anh tăng vượt trội so với cùng kỳ, tuy kim ngạch xuất sang những thị trường này cao nhất chỉ đạt trên 2 triệu USD.

Năm 2018 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Chi Lê đạt 1,09 tỷ USD, giảm 15% so với năm 2017. Việt Nam xuất siêu sang Chi Lê 475,1 triệu USD, giảm 33,7%.
Xuất khẩu
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Chi Lê năm 2018 giảm 21,8% về kim ngạch so với năm 2017, đạt 781,71 triệu USD; trong đó riêng tháng 12/2018 đạt 40,95 triệu USD, giảm 21,7% so với tháng 11/2018 và giảm 39,2% so với tháng 12/2017.
Hàng hóa xuất sang thị trường Chi Lê chỉ có 5 nhóm hàng chủ yếu là: Gạo, Clinker và xi măng, dệt may, giày dép; sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ.
Nhóm hàng giày dép đứng đầu về kim ngạch, chiếm 18,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này, đạt 141,65 triệu USD, tăng 3,6% so với năm 2017. Riêng tháng cuối năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang Chi Lê đạt 8,04 triệu USD, giảm 38% so với tháng 11/2018.
Nhóm hàng dệt may chiếm 16,8%, đạt 131,68 triệu USD, tăng 47,9% so với năm 2017; Clinker và xi măng chiếm 0,9%, đạt 7,02 triệu USD; sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ đạt 2,55 triệu USD, giảm 12,3%; gạo đạt 0,39 triệu USD, giảm mạnh 77,6%.
Xuất khẩu hàng hóa sang Chi Lê năm 2018
ĐVT: USD
Nhóm hàng | T12/2018 | +/- so với T11/2018(%) | Năm 2018 | +/- so năm 2017 (%) |
Tổng kim ngạchXK | 40.953.163 | -21,68 | 781.710.524 | -21,78 |
Giày dép các loại | 8.041.706 | -38 | 141.646.094 | 3,64 |
Hàng dệt, may | 12.007.076 | -5,64 | 131.681.306 | 47,93 |
Clinker và xi măng |
|
| 7.022.307 |
|
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ | 235.590 | 146,32 | 2.551.638 | -12,29 |
Gạo | 53.990 | 157,03 | 391.233 | -77,64 |
(Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Nhập khẩu
Theo tính toán từ số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2018 Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Chi Lê trị giá 306,61 triệu USD, tăng 8,4% so với năm 2017. Trong đó riêng tháng 12/2018 nhập khẩu 24,43 triệu USD, tăng 5,6% so với tháng 11/2018 nhưng giảm 10,4% so với tháng 12/2017.
Hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Chi Lê cũng chỉ có 7 nhóm hàng chủ yếu; trong đó là máy móc, thiết bị, hàng điện tử và hàng công nghiệp; trong đó gỗ và sản phẩm gỗ dẫn đầu về kim ngạch, với 81,21 triệu USD, chiếm 26,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại từ thị trường này, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nhóm hàng thủy sản đứng vị trí thứ 2 về kim ngạch, với 64,58 triệu USD, chiếm 21,1%, tăng 21,2% so với cùng kỳ; kim loại thường đứng thứ 3 với 56,74 triệu USD, chiếm 18,5%, giảm 29,9%. Tiếp sau đó là nhóm thức ăn gia súc và nguyên liệu trên 25 triệu USD, chiếm 8,2%, tăng 152,7%; phế liệu sắt thép đạt 23,06 triệu USD, tăng 78,2%; dầu mỡ động, thực vật đạt 11,22 triệu USD, giảm 26,6%; rau quả đạt 9,99 triệu USD, tăng 99,9%.
Nhập khẩu hàng hóa từ Chi Lê năm 2018
Nhóm hàng | T12/2018 | +/- so với T11/2018(%) | Năm 2018 | +/- so năm 2017 (%) |
Tổng kim ngạch NK | 24.432.098 | 5,63 | 306.609.635 | 8,44 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 8.575.005 | 23,97 | 81.212.498 | 21,45 |
Hàng thủy sản | 5.709.568 | -8,12 | 64.580.744 | 21,15 |
Kim loại thường khác | 4.354.892 | 15,17 | 56.735.137 | -29,85 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 672.833 | -1,56 | 25.009.037 | 152,7 |
Phế liệu sắt thép | 1.517.810 | 95,19 | 23.061.123 | 78,17 |
Dầu mỡ động, thực vật | 823.976 | -9,22 | 11.221.172 | -26,58 |
Hàng rau quả | 141.558 | 310,9 | 9.986.010 | 99,87 |
(Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Tháng 1/2019 xuất siêu sang Chi Lê đạt 38,66 triệu USD
Trong tháng 1/2019, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Chi Lê đạt 71,61 triệu USD, tăng 74,9% so với tháng 12/2018 nhưng giảm 4,4% so với tháng 1/2018. Có 3 nhóm hàng chủ yếu là dệt may, giày dép; sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ; trong đó dệt may đạt 15,73 triệu USD, tăng 70% so với tháng 1/2018; giày dép đạt 10,15 triệu USD, tăng 7,9%; sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ đạt 0,12 triệu USD, giảm 54,7%.
Cũng trong tháng 1/2019, nhập khẩu hàng hóa từ Chi Lê đạt 32,95 triệu USD, tăng 34,9% so với tháng 12/2018 và tăng 5,6% so với tháng 1/2018. Trong đó, nhập khẩu nhiều nhất là gỗ và sản phẩm gỗ 11,24 triệu USD, tăng 129,9% so với cùng kỳ, Kim loại thường 6,23 triệu USD, giảm 1,5%; thủy sản 3,77 triệu USD, giảm 69,5%; phế liệu sắt thép 2,19 triệu USD, giảm 30,6%; Dầu mỡ động, thực vật 0,97 triệu USD, tăng 71,8%; Thức ăn gia súc và nguyên liệu 0,69 triệu USD; rau quả 0,11 triệu USD, giảm 38,4%.
Theo Vinanet.vn
Xuất khẩu giấy và sản phẩm sang hai thị trường Đức và Anh tăng vượt trội so với cùng kỳ, tuy kim ngạch xuất sang những thị trường này cao nhất chỉ đạt trên 2 triệu USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Ba Lan trong tháng 4/2019 giảm 12,05% so với tháng trước đó, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả 4 tháng đầu năm 2019 lại tăng nhẹ 18,69% đạt 494,27 triệu USD.
4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu chè đạt 36.044 tấn, trị giá 62,61 triệu USD, tăng 3,1% về lượng và tăng 14,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Số liệu thống kê của TCHQ Việt Nam cho thấy, tính chung cán cân thương mại hàng hóa từ đầu năm đến ngày 15/5 thâm hụt 1,01 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 88,9 tỷ USD, tăng 6,7% và nhập khẩu đạt 89,9 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Chile trong 4 tháng đầu năm 2019 sụt giảm 20,49% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 228,66 triệu USD.
Trong những năm qua, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Áo không ngừng phát triển. Áo là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam trong EU.
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2019, tổng kim ngạch hàng hóa của Việt Nam xuất sang U.A.E sụt giảm mạnh 20,7% so với tháng 3/2019 và giảm 0,3% so với cùng tháng năm 2018, đạt 536,25 triệu USD; nhưng tính chung cả 4 tháng đầu năm 2019 kim ngạch vẫn tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 2,06 tỷ USD.
Với nhiều lợi thế về thuế suất khi thực hiện các hiệp định thương mại, ASEAN đang được kỳ vọng là thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng của Việt Nam, sẽ lợi thế về thuế
Là thị trường có vị trí và khoảng cách địa lý không xa với Việt Nam, thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng từ thị trường Trung Quốc chiếm trên 37% tổng kim ngạch.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 4 tháng đầu năm giảm 15,9% về khối lượng và giảm 4,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự