Nhiều tuần sau khi tổng thống Mỹ công bố áp thuế 25% với nhôm, thép nhập vào Mỹ, Trung Quốc công bố áp mức thuế tương tự với 128 mặt hàng của Mỹ.

EU, Trung Quốc và Mỹ là các thị trường tiêu thụ lớn nhất các sản phẩm công nghệ cao được sản xuất ở Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến hết 11 tháng năm 2017, xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt 194,47 tỷ USD tăng 21,5%, tương ứng tăng 34,44 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Có 26 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, với tổng kim ngạch 157,29 tỷ USD, chiếm 90,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, có tới 5 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD bao gồm điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giầy dép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng.
Cụ thể, nhóm hàng điện thoại, máy tính, điện tử và linh kiện các loại đạt kỉ lục với 65,06 tỉ USD, tăng 33% và chiếm 33,45% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 41,38 tỷ USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Các thị trường chính nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam trong 11 tháng 2017 là EU với đạt kim ngạch xuất khẩu 11,31 tỷ USD, tăng 10,5%; Trung Quốc với 5,47 tỷ USD, tăng hơn 6 lần; UAE đạt 3,69 tỷ USD, tăng 2,8%; Hàn Quốc đạt 3,67 tỷ USD, tăng 44,2%; Mỹ đạt 3,53 tỷ USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị xuất khẩu của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện xuất khẩu nhóm hàng này trong 11 tháng 2017 đạt 23,68 tỷ USD, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Các thị trường chính nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Việt Nam trong 11 tháng 2017 là Trung Quốc đạt 6,18 tỷ USD, tăng mạnh 74,5%; thị trường EU đạt 4,24 tỷ USD, tăng 22,7%; Mỹ đạt 3,19 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, tổng trị giá nhập khẩu trong 11 tháng đạt 191,3 tỷ USD, tăng 21,2%. Có 31 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 87,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu của hai nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 48,48 tỷ USD, chiếm 25,3% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện trong 11 tháng đạt 34 tỷ USD, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Đứng đầu các thị trường cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam 11 tháng/2017 là Hàn Quốc với kim ngạch 13,88 tỷ USD, tăng 74,5% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là Trung Quốc với 6,41 tỷ USD, tăng 19,3% và thứ ba là Đài Loan với 3,54 tỷ USD, tăng 22,5%.
Kim ngạch nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 14,48 tỷ USD, tăng 51,1% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường cung cấp nhóm hàng này lớn nhất là Trung Quốc (7,63 tỷ USD) và Hàn Quốc (5,6 tỷ USD), tăng tương ứng 38,5% và 68,9% so với cùng kỳ.
Như vậy, hai nhóm hàng chủ lực này đem lại khoản thặng dư 16,58 tỷ USD cho Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay.
Theo ông Bang Huyn Woo, Phó Tổng giám đốc Công ty Samsung Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu của Samsung và các công ty thành viên trong năm 2017 dự báo đạt 50 tỷ USD, tương ứng mức tăng trưởng ước tính là 25%.
Hiện 40% tổng lượng điện thoại do Samsung sản xuất trên toàn cầu có xuất xứ tại Việt Nam, theo GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
MINH TUẤN
Theo Bizlive.vn
Nhiều tuần sau khi tổng thống Mỹ công bố áp thuế 25% với nhôm, thép nhập vào Mỹ, Trung Quốc công bố áp mức thuế tương tự với 128 mặt hàng của Mỹ.
Trung Quốc đang mua đến 85% tổng lượng quặng và khoáng sản xuất khẩu của VN, nhưng giá bán cho thị trường này chỉ bằng 60% giá xuất khẩu bình quân.
Than đá và quặng khoáng sản là 2 nhóm hàng tăng trưởng mạnh nhất trong các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam. Than đá xuất nhiều nhất sang Nhật Bản, quặng khoáng sản xuất khẩu hầu hết sang thị trường Trung Quốc với giá rất rẻ, chỉ bằng hơn một nửa so với mức giá trung bình sang các thị trường khác.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,6 tỉ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2016
Là thủ phủ hoa của cả nước với diện tích lên đến gần 6.000 ha, sản lượng trên 2,4 tỷ cành/năm nhưng do gặp khó về giống, thương hiệu… mà phần lớn hoa do nông dân Đà Lạt sản xuất chỉ quanh quẩn tiêu thụ trong nước, nhiều lúc thừa ế phải đổ bỏ hàng loạt.
Trái ngược với những dự báo hồi đầu năm rằng xuất khẩu gạo trong năm 2017 sẽ gặp nhiều khó khăn, bấp bênh, thông tin từ Bộ Công Thương và các doanh nghiệp cho thấy, ngành gạo đã có một năm khá thành công về xuất khẩu, vượt xa kế hoạch đã đề ra trước đó.
Giữa tháng 12/2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên phá kỷ lục chạm ngưỡng 400 tỷ USD.
Theo báo cáo tháng 11 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong năm 2018, thương mại gạo toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 1% và đạt 42,3 triệu tấn.
Doanh nghiệp 2 bên được tận dụng mức thuế ưu đãi từ hiệp định thương mại tự do EVFTA trong xuất nhập khẩu cũng như thu hút nguồn lực đầu tư.
Mỹ luôn duy trì là thị trường nhập khẩu hàng đầu các mặt hàng thực phẩm, nông sản của Việt Nam như thuỷ sản, điều, cà phê…
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự