Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ cho thấy, xuất khẩu sản phẩm từ cao su của Việt Nam trong tháng 9/2018 giảm 15,6% so với tháng 8/2018 chỉ đạt 56,4 triệu USD – đây là tháng giảm đầu tiên sau 3 tháng tăng liên tiếp.

Các mặt hàng dầu nành tinh luyện và dầu cọ tinh luyện sẽ được áp mức thuế này từ ngày 8/5/2015 đến ngày 7/5/2016.
Hôm nay (11/8), Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, từ ngày 8/5/2015 – 7/5/2016, Bộ Công Thương sẽ giảm mức thuế tự vệ với mặt hàng dầu thực vật, cụ thể là dầu nành tinh luyện và dầu cọ tinh luyện với các mã HS: 1507.90.90, 1511.90.91, 1511.90.92, 1511.90.99 nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo đó, mức thuế đối với các hàng hóa thuộc đối tượng điều tra nói trên sẽ giảm xuống còn 3%. Năm 2014, mức thuế với mặt hàng này là 4%.
Từ 8/5/2016 - 7/5/2017 mức thuế sẽ về 2% và xuống 0% từ 8/5/2017 trở đi nếu không gia hạn.
Theo Bộ Công Thương, cơ sở tiếp tục áp dụng biện pháp tự vệ là do hàng hóa nhập khẩu tiếp tục gia tăng và gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa.
Tính toán của Bộ cho thấy, năm 2012, lượng nhập khẩu hai mặt hàng này là gần 568.900 tấn. Năm 2013 lượng nhập khẩu tăng 5,3% so với năm 2012 và năm 2014 là gần 666.600 tấn, tăng 11,3% so với năm 2013. Như vậy, tốc độ tăng của lượng nhập khẩu trong giai đoạn rà soát gấp hơn 2 lần tốc độ tăng so với giai đoạn chưa áp thuế chính thức trước đó.
Sự gia tăng của hàng nhập khẩu dẫn đến thị phần của ngành sản xuất trong nước tăng từ 27% năm 2012 lên 33,4% năm 2013 và duy trì ở mức này trong năm 2014.
Sản lượng và công suất, năm 2014 sản lượng của các nhà sản xuất trong nước tăng 3,9% so với năm 2013, công suất sử dụng chỉ tăng 1%.
Doanh thu bán hàng nội địa của ngành sản xuất trong nước năm 2014 tăng 15,6% so với năm 2013 và tổng doanh thu bán hàng tăng 15,08%.
Tuy nhiên, nếu so sánh với doanh thu bán hàng nội địa mà ngành sản xuất trong nước đạt được trong năm 2012 thì năm 2014 doanh thu bán hàng nội địa của ngành sản xuất trong nước giảm 0,4%.
Bộ Công Thương cũng khẳng định, mặc dù doanh thu nội địa và tổng doanh thu bán hàng của ngành sản xuất trong nước giai đoạn rà soát tăng nhưng ngành sản xuất nội địa vẫn bị lỗ. Cụ thể lỗ từ bán hàng nội địa giảm 75% và lỗ từ tổng bán hàng của ngành sản xuất trong nước cũng giảm 75,1%.
Giá bán nội địa của hàng hóa sản xuất trong năm 2014 giảm 2,8% so với năm 2013, giảm nhiều hơn so với mức giảm 2,1% của giá nhập khẩu.
Được biết, có khoảng 37 doanh nghiệp trong nước sản xuất bốn loại sản phẩm dầu thực vật chính (dầu ăn, dầu salad, dầu dinh dưỡng và dầu rắn) đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người và của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Các nhãn hiệu dầu ăn được tin dùng tại Hà Nội là dầu ăn Simply, Neptune và Mezan của công ty Dầu thực vật Cái Lân, ở thành phố Hồ Chí Minh là công ty Tường An và ở khu vực phía Nam Việt Nam là dầu ăn Marvela của công ty Golden Hope Nhà Bè...
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ cho thấy, xuất khẩu sản phẩm từ cao su của Việt Nam trong tháng 9/2018 giảm 15,6% so với tháng 8/2018 chỉ đạt 56,4 triệu USD – đây là tháng giảm đầu tiên sau 3 tháng tăng liên tiếp.
Trung Quốc luôn dẫn đầu kim ngạch và tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018.
Xuất khẩu nhóm hàng phương tiện vận tải 9 tháng đầu năm 2018 đạt 5,89 tỷ USD, chiếm 3,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Nếu như năm 2016 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và sản phẩm gốm sứ nói riêng giảm 7,5% năm 2015 và 2016 giảm 9,8%, nhưng sang đến năm 2017 đã lấy lại đà tăng trưởng 8,2% đạt 465,8 triệu USD và 9 tháng đầu năm 2018 vẫn giữ được mức tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 366 triệu USD.
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho thấy, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhựa liên tục tăng mạnh những năm gần đây từ 1,5% năm 2015 lên 14% năm 2017, đạt 2,5 tỷ USD và 9 tháng đầu năm 2018 đạt 2,2 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.
9 tháng đầu năm 2018, lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước đạt 192.902 tấn, tương đương 634,68 triệu USD.
9 tháng năm 2018, tổng lượng than xuất khẩu của cả nước là 1,79 triệu tấn, tăng 17,5%, đạt 244,04 triệu USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ .
9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,37 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, giày dép là nhóm hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam chiếm 6,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước 9 tháng đầu năm.
9 tháng năm 2018, xuất khẩu sắt thép của cả nước là 4,6 triệu tấn, đạt 3,4 tỷ USD, tăng 39,2% về lượng và tăng 55,5% về kim ngạch so với cùng kỳ .
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự