Trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam đã tăng 29,9% so với cùng kỳ năm trước và Việt Nam đang nổi lên là một điểm đến mới cho hàng hóa của nước này.

Một số doanh nghiệp cho biết dù xu hướng của luật mới là bỏ tờ khai giấy, thực hiện khai điện tử nhưng hải quan lại đòi thủ tục có mã vạch...
Sau chín tháng Luật hải quan 2014 đi vào cuộc sống và sáu tháng thông tư 38 quy định chi tiết về thi hành Luật hải quan có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp vẫn không thoát được chuyện thủ tục rườm rà, phức tạp, chưa kể một số thủ tục phát sinh mới.
Đó là ý kiến ghi nhận được tại hội nghị tham vấn doanh nghiệp về thực hiện Luật hải quan và văn bản hướng dẫn do Tổng cục Hải quan phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 10-9 tại TP.HCM.
Theo các ý kiến, quản lý chuyên ngành là vướng mắc lớn nhất trong quy trình thông quan, trong đó nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN bị kiểm tra chuyên ngành gắt gao nhất khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí, thời gian lẫn tài chính.
Một số doanh nghiệp cho biết dù xu hướng của luật mới là bỏ tờ khai giấy, thực hiện khai điện tử nhưng hải quan lại đòi thủ tục có mã vạch, doanh nghiệp phải tự lên mạng in ra, có đóng dấu để đối chiếu, rồi phải gửi fax qua lại các giấy tờ để kiểm tra thông tin. Khi đi làm việc với hải quan các tỉnh, ngoài những giấy tờ yêu cầu cần thiết, nhân viên hải quan đều xin thêm một số giấy tờ dù không cần thiết với lý do “cho nó chắc”.
Trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam đã tăng 29,9% so với cùng kỳ năm trước và Việt Nam đang nổi lên là một điểm đến mới cho hàng hóa của nước này.
7 tháng đầu năm 2015 Thái Lan vẫn đứng đầu trong tốp 10 nước cung cấp rau quả nhiều nhất vào Việt Nam, đạt hơn 95,7 triệu USD, ông Nguyễn Văn Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết vào ngày 16-9.
Chỉ trong 8 tháng năm 2015, Việt Nam đã nhập siêu hơn 21,5 tỷ USD từ thị trường Trung Quốc; cao gần gấp đôi kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này.
Theo số liệu thống kế từ tổ chức Forest Trends, sự chênh lệch về thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc tương đối lớn. Trong đó, số liệu thống kê từ Hải Quan Trung Quốc lớn hơn số liệu thống kê từ Hải quan Việt Nam.
Một số doanh nghiệp của Philippines đã nhận được lời mời mở rộng và phát triển các trang trại trồng chuối ở Việt Nam từ các công ty đa quốc gia.
Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục trì trệ do bị cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ, Thái Lan và sắp tới là Campuchia.
Liên minh các nhà sản xuất và sử dụng lao động trong ngành thịt châu Âu (UPEMI) cho biết, 3 năm qua, sản lượng thịt nhập khẩu từ EU vào Việt Nam tăng 7,5 lần. Con số này sẽ không dừng lại khi thuế suất nhập khẩu thịt sẽ được giảm theo cam kết trong Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU.
Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) thông báo đấu thầu nhập khẩu 750.00 tấn thêm vào 1,8 triệu tấn. Trong đó, NFA đang tìm giá chào từ chính phủ Việt Nam để cung cấp gạo xay xát kỹ 25% tấm như một động thái chuẩn bị cho hiện tượng El Nino kéo dài.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Mỹ cho rằng, việc Mỹ giảm thuế chống bán phá giá tôm gần như không cải thiện được tình hình khó khăn hiện tại.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/8, xuất khẩu gạo cả nước đạt hơn 3,8 triệu tấn, trị giá FOB gần 1,6 tỷ USD và trị giá CIF hơn 1,6 tỷ USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự