Năm 2018, thương mại giữa Việt Nam - Ấn Độ đạt con số ấn tượng trên 10 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu trên 2 tỷ USD. Sang năm 2019 cụ thể là 2 tháng đầu năm con số này đạt 1,2 tỷ USD, trong đó xuất siêu trên 200 triệu USD.

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/3/2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 53.400 tấn, trị giá 144,72 triệu USD, tăng 27,9% về lượng, nhưng giảm 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 2/2018 cả nước xuất khẩu 16.758 tấn hạt tiêu, thu về 44,21 triệu USD, giảm 13,1% về khối lượng và giảm 22,1% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó; so với cùng tháng năm ngoái thì tăng 29,6% về lượng nhưng giảm 6,6% về kim ngạch.
Tính chung trong cả 2 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu hạt tiêu vẫn tăng 19,7% về lượng so với cùng kỳ, đạt 36.036 tấn, nhưng giá trị thu về lại giảm 13%, đạt 100,92 triệuUSD.
Ước tính, xuất khẩu hạt tiêu trong tháng 3/2019 đạt 35.000 tấn, trị giá 88 triệu USD, tăng 206,8% về lượng và tăng 200% về trị giá so với tháng 2/2019. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 71 tấn, trị giá 189 triệu USD, tăng 18,3% về lượng, nhưng giảm 14,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Giá hạt tiêu xuất khẩu trong tháng 3/2019 giảm 4,7% so với tháng 2/2019 và giảm mạnh 28,8% so với cùng tháng năm 2018, đạt trung bình 2.514 USD/tấn. Tinh chung trong cả 3 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu cũng giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.659 USD/tấn.
Mỹ luôn thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại hạt tiêu của Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm nay đạt 7.908 tấn, tương đương 23,2 triệu USD, chiếm 22% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước, tăng rất mạnh 44,6% về lượng nhưng kim ngạch lại giảm 2,7% so với cùng kỳ, giá cũng giảm 32,7%, đạt 2.934 USD/tấn.
EU là thị trường lớn thứ 2 tiêu thụ hạt tiêu của Việt Nam đạt 3.641 tấn, tương đương 12,9 triệu USD, chiếm 10,1% trong tổng lượng và chiếm 12,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước, tăng 19,4% về lượng nhưng giảm 14,5% về kim ngạch so với cùng kỳ, giá giảm 28,4%, đạt 3.543 USD/tấn.
Hạt tiêu xuất khẩu sang Ấn Độ - thị trường lớn thứ 3, giảm cả về giá, lượng và kim ngạch, với mức giảm tương ứng 29%, 0,3% và 29,3% so với cùng kỳ, đạt 4.061 tấn, tương đương 10,43 triệu USD, giá 2.568 USD/tấn, chiếm 11% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước.
Hạt tiêu xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á nói chung chiếm trên 6% trong tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước, đạt 2.427 tấn, tương đương 6,54 triệu USD, tăng 53,9% về lượng và tăng 4,6% về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu sang thị trường này giảm 32%, đạt trung bình 2.695 USD/tấn.
Nhìn chung, xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết các thị trường trong 2 tháng đầu năm nay đều sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Bỉ giảm 64% về lượng và giảm 69,7% về kim ngạch, đạt 18 tấn, tương đương 0,08 triệu USD; Italia giảm 40% về lượng và giảm 57,4% về kim ngạch, đạt 96 tấn, tương đương 0,31 triệu USD; Nga giảm 45,3% về lượng và giảm 56,8% về kim ngạch, đạt 266 tấn, tương đương 0,63 triệu USD; Nhật Bản giảm 0,9% về lượng và giảm 53% về kim ngạch, đạt 428 tấn, tương đương 1,18 triệu USD.
Xuất khẩu hạt tiêu 2 tháng đầu năm 2019
ĐVT: USD
Thị trường | 2T/2019 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 36.036 | 100.917.550 | 19,73 | -13,02 |
Mỹ | 7.908 | 23.201.867 | 44,6 | -2,66 |
Ấn Độ | 4.061 | 10.428.462 | -0,34 | -29,28 |
Pakistan | 1.929 | 4.964.602 | 0,73 | -26,42 |
U.A.E | 1.840 | 4.508.928 | 28,76 | -5,11 |
Hà Lan | 1.133 | 4.299.829 | 53,11 | -1,43 |
Đức | 1.007 | 3.413.544 | 2,97 | -22,94 |
Thái Lan | 978 | 3.106.393 | 46,85 | -5,83 |
Hàn Quốc | 1.053 | 3.061.903 | 79,69 | 28,52 |
Anh | 841 | 3.050.336 | 59,58 | 10,91 |
Philippines | 1.126 | 2.464.301 | 77,32 | 36,89 |
Canada | 481 | 1.504.632 | 7,85 | -26,89 |
Nam Phi | 429 | 1.419.798 | -5,09 | -31,06 |
Australia | 371 | 1.376.720 | 30,18 | -21,03 |
Ai Cập | 506 | 1.176.329 | -29,82 | -40,19 |
Nhật Bản | 428 | 1.176.307 | -0,93 | -52,97 |
Tây Ban Nha | 244 | 770.615 | -14,98 | -33,02 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 314 | 753.215 | 41,44 | 2,81 |
Malaysia | 240 | 736.352 | 38,73 | -10,32 |
Nga | 266 | 633.651 | -45,27 | -56,83 |
Ba Lan | 182 | 579.215 | -6,19 | -30,28 |
Pháp | 120 | 402.427 | 5,26 | -31,33 |
Italia | 96 | 305.125 | -40 | -57,54 |
Ukraine | 113 | 282.350 | -34,3 | -50,94 |
Kuwait | 95 | 257.665 | -24,6 | -45,96 |
Singapore | 83 | 233.993 | -19,42 | -29,54 |
Bỉ | 18 | 78.893 | -64 | -69,68 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Năm 2018, thương mại giữa Việt Nam - Ấn Độ đạt con số ấn tượng trên 10 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu trên 2 tỷ USD. Sang năm 2019 cụ thể là 2 tháng đầu năm con số này đạt 1,2 tỷ USD, trong đó xuất siêu trên 200 triệu USD.
Mexico hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam tại Mỹ Latinh và ngược lại, Việt Nam hiện là thị trường lớn thứ tám của Mexico ở châu Á. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mexico hai tháng đầu năm 2019 tăng nhẹ 11,15% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 321,6 triệu USD.
Xuất khẩu nhóm hàng giày dép trong 2 tháng đầu năm 2019 đạt 2,63 tỷ USD, tăng 16,5% so với 2 tháng đầu năm 2018.
3 tháng đầu năm, ước xuất khẩu 477 tấn cà phê, tương đương 830 triệu USD, giảm 15,3% về lượng và giảm 23,8% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Ước kim ngạch xuất khẩu dệt may 3 tháng đầu năm đạt 7,3 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Canada trong tháng 2/2019 sụt giảm gần 40% so với tháng 1/2019, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả hai tháng đầu năm lại tăng 36,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 506,8 triệu USD.
Những tháng đầu năm 2019, Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Nga, tuy kim ngạch chỉ đạt 1,7 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 7,3 lần.
Bất chấp hàng loạt vụ phòng vệ thương mại đổ lên các sản phẩm sắt thép xuất khẩu của Việt Nam, nhưng kết thúc năm 2018, ngành thép vẫn có một năm xuất khẩu bội thu, khi giá trị xuất khẩu, chỉ tính riêng sắt thép các loại, đã tăng thêm gần 1,5 tỷ USD so với năm 2017.
Sau khi sụt giảm ở tháng đầu năm 2019, thì sang đến tháng 2 và tháng 3 (tính đến ngày 15/3/2019), nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc liên tục tăng trưởng. Số liệu từ Tổng cục Hải
Theo số liệu ước tính của Cục XNK (Bộ Công Thương), tháng 3/2019 Việt Nam đã nhập khẩu 100 triệu USD sữa và sản phẩm, tăng 2,4% so với tháng 2/2019 nhưng giảm 8,1% so với tháng 3/2018.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự