Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông trong 5 tháng đầu năm 2018 tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,2 tỷ USD.

Trong lúc nhiều công ty đường gặp khó khăn, có nguy cơ đóng cửa, đã có doanh nghiệp lần đầu tiên xuất khẩu thành công đường vào thị trường Mỹ.
Sau các sản phẩm sữa chế biến, đường trở thành mặt hàng thực phẩm tiếp theo có mặt tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới dù VN được đánh giá không có thế mạnh về mặt hàng này.
Tận dụng cơ hội vào Mỹ
Đại diện Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT) xác nhận việc xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang Mỹ với khối lượng 29 tấn. Theo vị này, đợt xuất khẩu đầu tiên kể trên chủ yếu để thăm dò thị trường.
Để có thể xuất lô hàng này vào Mỹ, đơn vị này đã phải trải qua nhiều quá trình phức tạp. Trong đó, yêu cầu bắt buộc là mặt hàng đường phải đạt được giấy chứng nhận của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA).
Các sản phẩm của SBT cũng phải chứng minh được sản xuất bằng công nghệ châu Âu với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
"Nắm được nhu cầu Mỹ muốn tiếp cận nguồn cung cấp khác thay vì phụ thuộc vào Mexico như hiện tại, chúng tôi đã mạnh dạn sản xuất nguồn hàng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường này", đại diện SBT cho biết.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, Mỹ là một trong những nước nhập khẩu đường lớn nhất thế giới với tổng mức tiêu thụ lên đến 12 triệu tấn/năm.
Nước này nhập khẩu đường từ hơn 40 quốc gia trên thế giới thông qua chương trình nhập khẩu đường, trong đó Mexico cung cấp khoảng 1/3.
Tuy nhiên, sau các tranh cãi về thương mại đường từ đầu năm 2017, nhiều nhà nhập khẩu đường của Mỹ có ý định chuyển hướng tìm nguồn đường thay thế nguồn hàng từ Mexico.
Trước SBT, chưa có doanh nghiệp VN nào xuất khẩu được đường vào thị trường này và đây là cơ hội để ngành đường VN có thể vươn ra thế giới trong thời gian tới.
Giá thành sẽ quyết định
Theo Hiệp hội Mía đường VN (VSSA), hiện nay chất lượng đường sản xuất trong nước đã đạt các yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính trên thế giới như châu Âu hay Mỹ. Vì vậy, đường VN đủ tiêu chuẩn để vươn ra toàn cầu.
Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là giá cả để cạnh tranh. "Giảm giá thành là một vấn đề rất lớn và đòi hỏi nhiều chính sách từ Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp mía đường cũng không giải quyết được. Để xuất khẩu đường trở thành một mặt hàng có doanh số lớn vẫn còn chờ thời gian" - ông Nguyễn Hải, phó chủ tịch VSSA, cho hay.
Theo VSSA, trong các năm qua các doanh nghiệp trong nước cũng xuất khẩu đường đi nhiều quốc gia trên thế giới nhưng với doanh số còn khá khiêm tốn.
Cụ thể, trong năm 2017, VN đã xuất khẩu đường đi gần 30 quốc gia với doanh số trên 20 triệu USD. Một trong những nguyên nhân đường VN xuất khẩu đi chưa nhiều là do giá thành sản xuất đường của VN còn khá cao so với các nước xuất khẩu.
Tại hội nghị bàn giải pháp tiêu thụ mía đường niên vụ 2017-2018 vào cuối tháng 5 vừa qua, các doanh nghiệp sản xuất mía đường cho biết giá thành đường của Thái Lan thấp hơn VN không phải do những điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu hay cơ giới hóa (những vấn đề này ngành mía đường VN khá tương đồng với Thái Lan) mà do Thái Lan có chính sách hỗ trợ, như hỗ trợ mua điện từ bã mía, chính sách miễn giảm thuế đầu tư công nghệ chế biến mía đường...
Các chính sách nói trên đã góp phần khiến Thái Lan thành nước xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới.
Ông Phạm Hồng Dương, phó chủ tịch VSSA, cho biết ngành mía đường VN cần những chính sách hỗ trợ thiết thực để giảm giá thành.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư nâng cấp công nghệ và công suất. "VN cần ít nhất 2-3 năm nữa để chuẩn bị những điều kiện cạnh tranh với hàng của Thái cũng như xuất khẩu vào các thị trường khác" - ông Dương nói.
Cần xuất khẩu vì cung vượt cầu
Theo VSSA, sau thời gian dài nguồn cung không đủ cầu, 5 năm trở lại đây sản xuất đường trong nước đã đạt khoảng 1,6 triệu tấn đường vào niên vụ 2016-2017, vượt cầu. Đó là chưa kể một lượng đường lậu rất lớn tiêu thụ trong nước.
Ngoài ra, mỗi năm VN nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn đường theo cam kết với WTO. Vì vậy, việc tìm thị trường xuất khẩu là hướng đi tất yếu và là giải pháp phát triển ngành mía đường.
TRẦN MẠNH
Theo Tuoitre.vn
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông trong 5 tháng đầu năm 2018 tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,2 tỷ USD.
Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm đã tăng trở lại trong tháng 5, tăng 44,7% so với tháng 4 đạt 38,4 triệu USD, nâng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 5 tháng đầu năm 2018 lên 172,4 triệu USD, tăng 9,23% so với cùng kỳ năm 2017.
Nguyên phụ liệu dược phẩmnhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Mỹ đạt 17,33 tỷ USD (tăng 12,1% so với 4 tháng đầu năm 2017).
Nhóm hàng công nghiệp chiếm trên 60% tỷ trọng - tiếp tục là nhóm hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Pháp trong 5 tháng đầu năm 2018.
Tuy là mặt hàng kim ngạch chỉ đạt 3,6 triệu USD, chiếm 0,1% tổng kim ngạch trong 5 tháng đầu năm 2018, nhưng xuất khẩu dây điện và dây cáp điện sang thị trường Anh tăng đột biến, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Tổng trị giá kim ngạch XNK giữa Việt Nam và nhóm G7 (Pháp, Đức, Anh, Italia, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Canada) trong năm 2017 đạt 113 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước và chiếm hơn ¼ tổng kim ngạch XNK của cả nước, theo số liệu thống kê chính thức Tổng cục Hải quan đưa ra chiều 8/6.
Hàng hóa nhập từ Trung Quốc đạt 18,67 tỷ USD, chiếm 26,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
Campuchia - thị trường xuất khẩu tiềm năng kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD. Trong cơ cấu hàng hóa thì sắt thép chiếm tỷ trọng lớn 21,9% trong 4 tháng đầu năm 2018, ngược lại nhóm hàng rau quả tuy chỉ chiếm 0,07% nhưng có tốc độ tăng đột biến.
Algeria là đối tác truyền thống của Việt Nam ở châu Phi với lịch sử hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã có bước phát triển mới.
Tuy là nhóm hàng đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng về kim ngạch, nhưng so với cùng kỳ xuất khẩu gỗ và sản phẩm có mức tăng trưởng vượt trội.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự