Bốn tháng đầu năm 2018, lượng cao su xuất sang các thị trường chủ lực duy trì tăng trưởng. Dự báo thời gian tới vẫn khả quan đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

Cơ quan hải quan cho biết mặt hàng phế liệu có trị giá thấp, DN nhập khẩu từ nước ngoài nhiều trường hợp còn được đối tác trả tiền cho việc thu gom phế liệu
Trước thực trạng hàng hóa tồn đọng tại các cửa khẩu cảng biển, hàng không có gia tăng, lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM đã chỉ đạo các đơn vị hải quan cửa khẩu tăng cường kiểm tra, giám sát, rà soát, làm thủ tục đúng quy định đối với hàng tồn đọng.
Không đến nhận vì… toàn hàng cấm nhập
Đầu tháng 4-2018, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã khám xét một container hàng tồn tại cảng, phát hiện trong container này chứa toàn hàng cấm nhập khẩu.
Lô hàng này, được nhập khẩu về cảng Cát Lái trên manifest thể hiện tên người nhận là Công ty TNHH MTV TM L.V. (đường Đỗ Nhuận, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP.HCM).
Tuy nhiên, sau khi hàng về cảng nhiều tháng, doanh nghiệp (DN) này không làm thủ tục nhận hàng. Phát hiện có dấu hiệu nghi vấn nên Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã phối hợp với trạm biên phòng cửa khẩu, các lực lượng chức năng của Cục Hải quan TP.HCM khám xét.
Kết quả phát hiện, trong container chứa 95 bộ máy lạnh; 279 cái xe đạp các loại không đầy đủ các bộ phận yên xe, pedan, vành, lốp; ba cái xe máy. Tất cả số hàng này đều đã qua sử dụng, thuộc danh mục cấm nhập khẩu.
Các container hàng tồn tại cảng phát hiện chứa hàng lậu, hàng cấm nhập khẩu.
Trước đó, khám xét lô hàng tồn đọng tại cảng Cát Lái, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 cũng phát hiện trong container chứa 271 bộ máy lạnh các loại, 26 cái tủ lạnh, tất cả đã qua sử dụng, thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu. Trị giá lô hàng gần 1,7 tỉ đồng.
Lô hàng trên được gửi cho người nhận là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ XNK H.T.P. Sau hơn ba tháng kể từ ngày hàng cập cảng, DN không đến làm thủ tục nhận hàng, phát hiện có dấu hiệu nghi vấn cơ quan Hải quan gửi giấy mời DN phối hợp kiểm tra.
Sau đó DN có công văn từ chối nhận hàng, với lý do người gửi nhầm lẫn, công ty không ký hợp đồng mua hàng này và DN cũng cam kết chưa làm thủ tục hải quan đối với lô hàng trên.
Tuy nhiên, thông tin trên manifest (bản khai hải quan) thể hiện địa chỉ người nhận hàng trùng khớp với thông tin của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ XNK H.T.P và tên hàng đúng như kết quả kiểm tra thực tế. Hàng hóa vi phạm là hàng cấm nhập khẩu, trị giá lớn.
Hiện Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc vi phạm của DN này sang cơ quan CSĐT - Công an TP.HCM xác minh, điều tra theo quy định của pháp luật.
Chặn “rác” nhập về Việt Nam
Theo Cục Hải quan TP.HCM, hiện các container hàng tồn tại cảng có dấu nghi vấn chứa hàng lậu, hàng cấm đã được các đơn vị khoanh vùng, khóa container để theo dõi, kiểm soát chặt.
Ngoài các mặt hàng tồn đọng thông thường, tại cảng Cát Lái hiện đang nóng tình trạng tồn của hàng ngàn container phế liệu nhập khẩu. Trước thực trạng này, Cục Hải quan TP.HCM đang triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát, quản lý chặt chẽ và đã phát hiện một số trường hợp đã dùng thủ đoạn khai báo gian dối hòng trốn tránh giấy phép, đưa phế liệu không đạt tiêu chuẩn vào Việt Nam.
Hải quan kiểm soát, ngăn chặn hành vi biến tướng để đưa phế liệu nhập khẩu "rác" vào Việt Nam.
Đội Kiểm soát Hải quan, Cục Hải quan TP.HCM được giao chủ trì triển khai chuyên án hiện chuyên án nhằm kiểm soát, ngăn chặn hành vi biến tướng để đưa phế liệu không đạt chất lượng nhập khẩu vào Việt Nam.
Đơn vị này đã phát hiện một số trường hợp đưa phế liệu về cảng nhưng do chưa xin được giấy phép nhập khẩu, DN đã tìm mọi cách để tìm cách biến tướng đưa hàng vào Việt Nam.
Cơ quan hải quan cho biết mặt hàng phế liệu có trị giá thấp, DN nhập khẩu từ nước ngoài nhiều trường hợp còn được đối tác trả tiền cho việc thu gom phế liệu nên việc tái xuất phế liệu không đạt chất lượng nhập khẩu rất khó thực hiện, còn việc tiêu hủy thì ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.
Đây là một trong những thách thức lớn đối với cơ quan hải quan nói riêng và cơ quan quản lý nhà nước nói chung trong công tác quản lý, ngăn chặn "rác" nhập khẩu.
QUANG HUY
Theo Plo.vn
Bốn tháng đầu năm 2018, lượng cao su xuất sang các thị trường chủ lực duy trì tăng trưởng. Dự báo thời gian tới vẫn khả quan đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
Dù ngành sản xuất vải chưa cung ứng đủ cho ngành may trong nước, nhưng khâu sản xuất trước vải là sợi đang góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu chung của toàn ngành. Với tốc độ tăng trưởng cao như hiện nay, dự báo xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam sẽ đạt khoảng 3,9 tỷ USD trong năm 2018.
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da, giày từ rất nhiều thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ, trong đó nhập từ thị trường Canada tăng vượt trội 179,8%.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Australia tăng, tuy nhiên để tận dụng tốt nhất Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) hiệu lực từ năm 2010, thì các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý chủ động nguồn nguyên vật liệu, đa dạng, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa, theo Thương vụ Việt Nam tại Australia.
Bốn tháng đầu năm 2018, Hàn Quốc tăng nhập khẩu nhóm hàng than đá từ thị trường Việt Nam, tuy lượng nhập chỉ đạt 135,5 nghìn tấn, trị giá 17 triệu USD, tăng gấp hơn 4 lần về lượng và 8 lần trị giá so với cùng kỳ 2017.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu rau quả về Việt Nam đạt trên 456,57 triệu USD, tăng mạnh 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch XNK của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5 (từ 1-15/5/2018) đạt 18,93 tỷ USD, tăng nhẹ 3,7% (tương ứng tăng 667 triệu USD) so với nửa cuối tháng 4.
Trong rổ hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bỉ 4 tháng đầu năm nay thì nhóm hàng sắt thép có tốc độ tăng vượt trội, tuy kim ngạch chỉ đạt 92,8 triệu USD đạt 123,2 nghìn tấn, nhưng tăng gấp 8 lần về lượng và 6 lần về kim ngạch so với cùng kỳ 2017.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả ra thị trường nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2018 tăng 29,1% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 1,32 tỷ USD.
Số liệu thống kê TCHQ cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ trong 4 tháng đầu năm 2018 đã tăng hơn 104% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 2,1 tỷ USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự