Do nhập siêu ước tính khoảng 400 triệu trong tháng 5, nên mức xuất siêu hàng hóa của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm giảm còn 1,36 tỷ USD.

Đông Nam Á là thị trường có lượng phân bón nhập nhiều nhất từ thị trường Việt Nam, chiếm trên 60% tổng lượng xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 8/2018 Việt Nam đã xuất khẩu 56,6 nghìn tấn phân bón các loại, thu về 19,7 triệu USD, giảm 27,2% về lượng và 28,1% trị giá so với tháng 7/2018. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 8/2018, Việt Nam đã xuất khẩu 611,5 nghìn tấn phân bón, đóng góp vào 200,6 triệu USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, chiếm 0,12% tỷ trọng.
Trong 8 tháng đầu năm 2018, Đông Nam Á là thị trường nhập khẩu nhiều phân bón từ thị trường Việt Nam, chiếm 68,1% tổng lượng phân bón xuất khẩu đạt 416,6 nghìn tấn, trị giá 132,1 triệu USD, giảm 1,38% về lượng nhưng tăng 10,76% trị giá so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 8/2018,lượng phân bón xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt 40,6 nghìn tấn, trị giá 14 triệu USD, giảm 15,09% về lượng và 13,78% trị gí so với tháng 7/2018, nếu so sánh với tháng 8/2017 thì giảm 40,69% về lượng và 27,91% trị giá.
Thị trường lớn đứng thứ hai là Campuchia, đạt 32,7 nghìn tấn, trị giá 11,6 triệu USD trong tháng 8/2018, giảm 13,42% về lượng và 13,88% trị giá so với tháng 7/2018, tính chung 8 tháng đầu năm 2018, lượng phân bón xuất sang thị trường Campuchia đạt 259,8 nghìn tấn, trị giá 90,4 triệu USD, tăng 6,75% về lượng và 15,65% trị giá so với cùng kỳ.
Kế đến là các thị trường Malaysia, Philippines, Lào, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan.
Đáng chú ý trong tháng 8/2018 thị trường xuất khẩu phân bón của Việt Nam có thêm thị trường Angola tuy lượng xuất chỉ đạt trên 1 nghìn tấn, trị giá 522,8 nghìn USD. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 8/2018 thì Việt Nam đã xuất 1,5 nghìn tấn phân bón sang thị trường này, đạt 797,9 nghìn USD, tăng mạnh gấp 3,29 lần về lượng (tức tăng 298%) và 4,11 lần trị giá (tức tăng 311,75%), mặc dù giá xuất bình quân chỉ tăng 3,45% đạt 500 USD/tấn.
Nhìn chung, 8 tháng đầu năm 2018 lượng phân bón nhập khẩu từ các thị trường phần lớn đều tăng trưởng, số này chiếm tới 55,6% và ngược lại suy giảm chỉ chiếm 44,4%, trong đó xuất sang thị trường Hàn Quốc giảm mạnh, giamr 55,76% về lượng và 19,66% trị giá tương ứng với 21,5 nghìn tấn; 7,08 triệu USD. Kế đến là Thái Lan giảm 44,26% về lượng và 43,81% trị giá chỉ với 8,7 nghìn tấn; 2,5 triệu USD.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu phân bón 8T/2018
Theo Vinanet.vn
Do nhập siêu ước tính khoảng 400 triệu trong tháng 5, nên mức xuất siêu hàng hóa của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm giảm còn 1,36 tỷ USD.
Tháng 4/2016, XK cá ngừ của Việt Nam đã phục hồi, đạt gần 42,5 triệu USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, do giá trị XK cá ngừ trong tháng 2 và 3 thấp hơn so với cùng kỳ, nên tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay cũng thấp hơn so với năm trước, chỉ đạt hơn 141 triệu USD, giảm hơn 3%.
Đối với nhiều mặt hàng như rau quả, tỏi, gừng, mật ong... Việt Nam là nước ASEAN đầu tiên mà Hàn Quốc cam kết cắt giảm thuế, nhưng với lộ trình cắt giảm kéo dài từ 10-15 năm.
Rạng sáng 26/5 theo giờ Việt Nam, với 55 phiếu thuận và 43 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết hủy bỏ Chương trình Giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) được công bố từ cuối năm 2015.
“Cứ hai hạt điều mà người Mỹ ăn, có một hạt điều mua từ VN”- ông Đặng Hoàng Giang, phó chủ tịch Hiệp hội Điều VN (Vinacas), dẫn thông tin chứng tỏ hạt điều VN đã có một chỗ đứng khá vững chắc tại thị trường Mỹ.
Theo số liệu thống kê, nhập khẩu lúa mì về Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2016 đạt 1.256.662 tấn, trị giá 274.843.034 USD, tăng 64,78% về lượng và tăng 29,85% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Dù nằm danh sách những nước xuất khẩu lớn trên thế giới nhưng chè Việt Nam dường như vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, khó có thể bước qua cánh cửa hội nhập khi thương hiệu mờ nhạt, giá trị xuất khẩu còn thấp.
Tồn kho than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) hiện đã chạm con số 10 triệu tấn, còn lượng than nhập khẩu 4 tháng qua cũng đã đạt 4,7 triệu tấn.
Đợt xả hàng lớn nhất từ trước đến nay của Thái Lan đa phần là gạo cũ nên nếu có ảnh hưởng cũng chỉ tác động vào giá gạo cấp thấp của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm 2016 tăng 7,39% về lượng và tăng 9,46% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước (đạt 2,01 triệu tấn, tương đương 892,52 triệu USD).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự