Trước tình hình một số nơi tại Việt Nam thanh long rớt giá, cũng như thông tin cho rằng Trung Quốc ngừng mua thanh long của Việt Nam, nhóm PV NNVN đã sang thành phố Bằng Tường (TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) để tìm hiểu thực tế.

Dệt may và thủy sản là hai nhóm hàng chủ lực xuất khẩu sang Canada đều đạt kim ngạch tới cả trăm triệu USD và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng hóa.
Việt Nam và Canađa chính thức ký Hiệp định Thương mại vào tháng 11/1995. Từ khi có Hiệp định Thương mại, quan hệ thương mại hai chiều phát triển mạnh. Trước năm 1995, kim ngạch xuất khẩu hai chiều đạt khoảng từ 20 đến 35 triệu USD/năm, trong đó mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Canađa là thủy sản và nhập khẩu chủ yếu là tân dược. Đến năm 1995, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đã đạt 75 triệu USD, cơ cấu mặt hàng cũng được mở rộng.
Việt Nam xuất khẩu sang Canađa gồm giầy dép, thủy sản, cà phê, hàng may mặc và nhập khẩu từ Canađa gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, tân dược và lúa mỳ.
Ngày 21/8/2018 đánh dấu 45 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Canada. 45 năm qua, quan hệ thương mại giữa hai quốc gia đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đặc biệt, việc hai nước thiết lập quan hệ đối tác toàn diện và cùng ký kết Hiệp định Toàn bộ và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội cho quan hệ thương mại song phương.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Canada năm 2017 đạt 3,52 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2016.
Sang năm 2018, cụ thể là 8 tháng đầu năm 2018 thương mại giữa Việt Nam và Canada đạt 2,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 1,9 tỷ USD và nhập khẩu đạt 589,7 triệu USD. Như vậy, 8 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã xuất siêu 1,3 tỷ USD sang thị trường Canada.
Với kim ngạch 1,9 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2018, so với cùng kỳ tốc độ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Canada đã tăng 9,61%. Tính riêng tháng 8/2018 đạt 308,3 triệu USD, tăng 8,39% so với tháng 7/2018 và tăng 24,04% so với tháng 8/2017.
Trong 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất sang Canada chủ yếu các nhóm hàng công nghiệp, nông sản, công nghiệp phụ trợ…. Trong đó nhóm hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn 22,3% đạt 441 triệu USD, tăng 19,09% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 8/2018 đạt 66,7 triệu USD, giảm 5,89% so với tháng 7/2018 nhưng tăng 24,29% so với tháng 8/2017. Đứng thứ hai về kim ngạch là mặt hàng giày dép đạt 218,5 triệu USD, tăng 14,05%, kế đến là hàng thủy sản đạt 146,5 triệu USD, tăng 8,05%, tiếp theo là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,24% đạt 138,5 triệu USD.
Theo các chuyên gia kinh tế, Canada là một trong những thị trường tiềm năng nhất là ngành dệt may của Việt Nam. Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, hiện nay gần như Việt Nam có thị phần rất nhỏ tại thị trường Canada trong khi đó, thị trường này dùng đến cả chục tỷ USD hàng hóa dệt may. Cải thiện được thị phần ở đây có thể Việt Nam thu về hàng tỷ USD kim ngạch.
Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Canada cũng có tiềm năng lớn, đặc biệt là xuất khẩu tôm. Theo Cục quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Canada có những yêu cầu về thủy sản khắt khe. Vì vậy, việc xuất khẩu sang thị trường Canada sẽ giúp thủy sản Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường khó tính khác.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Canada 8T/2018
Mặt hàng | 8T/2018 | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 1.976.211.744 |
| 9,61 |
Hàng thủy sản |
| 146.564.370 |
| 8,05 |
Hàng rau quả |
| 14.477.949 |
| 26,44 |
Hạt điều | 7.432 | 74.712.644 | 16,60 | 15,44 |
Cà phê | 3.754 | 7.430.663 | -10,34 | -23,98 |
Hạt tiêu | 1.886 | 7.275.044 | 3,80 | -33,48 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
| 6.495.909 |
| 5,97 |
Chất dẻo nguyên liệu | 1.493 | 2.901.607 | -10,71 | -6,34 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 28.595.945 |
| 26,45 |
Cao su | 3.897 | 5.812.990 | 81,17 | 43,31 |
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù |
| 44.253.118 |
| 1,38 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
| 4.623.911 |
| 13,82 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 103.640.687 |
| 1,84 |
Hàng dệt, may |
| 441.059.423 |
| 19,09 |
Vải mành, vải kỹ thuật khác |
| 15.845.431 |
| 21,02 |
Giày dép các loại |
| 218.504.911 |
| 14,05 |
Sản phẩm gốm, sứ |
| 2.415.106 |
| 16,62 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh |
| 3.566.063 |
| 5,14 |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 41.281.072 |
| 43,50 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
| 31.416.692 |
| 25,55 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 138.517.667 |
| 3,24 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện |
| 3.342.715 |
| -18,39 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
| 58.320.245 |
| 33,99 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 129.430.132 |
| -3,06 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận |
| 27.986.370 |
| 46,80 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Trước tình hình một số nơi tại Việt Nam thanh long rớt giá, cũng như thông tin cho rằng Trung Quốc ngừng mua thanh long của Việt Nam, nhóm PV NNVN đã sang thành phố Bằng Tường (TP Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) để tìm hiểu thực tế.
8 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã xuất siêu sang Hà Lan 4,31 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông (TQ) liên tục đạt mức tăng trưởng khá. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này đạt 5,26 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 8/2018, kim ngạch đạt 831,48 triệu USD, tăng 40% so với tháng 7/2018 và cũng tăng 11,7% so với tháng 8/2017.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc vào Việt Nam tăng 3,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trị giá trên 31,05 tỷ USD, chiếm 20,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Nhật Bản – thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Trung Quốc và Mỹ). Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt 24,52 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, quan hệ thương mại Việt Nam – Đức ngày càng phát triển. Kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt 6,98 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong 8 tháng đầu năm 2018, xuất siêu của việt Nam đã đạt con số kỷ lục 4,69 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay nhờ vào sự đóng góp của 10 nhóm hàng xuất khẩu, trong đó nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng.
Thép và sản phẩm từ sắt thép là hai mặt hàng có tốc độ tăng trưởng vượt trội về kim ngạch trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Myanmar trong 8 tháng 2018.
Trung Quốc luôn dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam thời gian gần đây. Nếu như năm 2017 kim ngạch xuất sang thị trường này đạt 113,9 triệu USD thì sang năm 2018, cụ thể là 8 tháng đầu năm 2018 đạt 37,4 triệu USD, chiếm 27% tỷ trọng.
Nhập khẩu khí đốt hóa lỏng 8 tháng đầu năm 2018 của cả nước tăng cả lượng và trị giá so với cùng kỳ. Dự báo, nhu cầu tiêu thụ khí tăng trưởng chậm lại do giá khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có xu hướng tăng dần…
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự