“Liên minh châu Âu (EU) không làm khó thủy sản Việt Nam mà chính Việt Nam đã tự loại mình ra khỏi EU”

Trung Quốc, Hàn Quốc là những thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam trong năm 2018 theo thông tin vừa được Tổng cục Hải quan công bố.
Theo Tổng cục Hải quan, tháng 12/2018 tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 20,45 tỷ USD, giảm 5,3% về số tương đối và giảm 1,15 tỷ USD về số tuyệt đối so với tháng 11 trước đó.
Trong tháng này, có tới 34/53 nhóm hàng nhập khẩu chính giảm so với tháng trước. Trong đó, giảm mạnh ở các nhóm hàng: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 306 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 277 triệu USD; xăng dầu các loại giảm 130 triệu USD; vải các loại giảm 96 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu giảm 92 triệu USD…
Năm 2018, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm trước.
Các mặt hàng tăng chủ yếu là: Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 4,42 tỷ USD; dầu thô tăng 2,27 tỷ USD; chất dẻo nguyên liệu tăng 1,48 tỷ USD; vải các loại và kim loại thường khác tăng 1,39 tỷ; hóa chất tăng 1,04 tỷ USD… so với năm trước.
Cụ thể, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 42,2 tỷ USD tăng 11,7%. Với quy mô nhập khẩu này, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện vẫn duy trì vị trí dẫn đầu được xác lập kể từ năm 2017.
Các thị trường chủ yếu cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam gồm: Hàn Quốc với kim ngạch 17,26 tỷ USD, tăng 12,6%, chiếm 41% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Tiếp đến là thị trường Trung Quốc với 7,83 tỷ USD, tăng 10,6%; thị trường Nhật Bản với 4,06 tỷ USD, tăng 27,2%...
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 33,73 tỷ USD giảm nhẹ 0,5%.
Trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này trong năm 2018 có xuất xứ từ Trung Quốc đạt 12,02 tỷ USD, tăng 10,2%; từ Hàn Quốc với 6,17 tỷ USD, giảm 29% và từ Nhật Bản với 4,43 tỷ USD, tăng 2,7%...
Điện thoại các loại và linh kiện đạt 15,87 tỷ USD giảm 3,5%.
Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với trị giá chiếm đến 93,2% trị giá nhập khẩu của mặt hàng này của cả nước. Trong đó Trung Quốc là 8,58 tỷ USD, giảm 1,9%; Hàn Quốc là 6,2 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4%.
Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) đạt 23,91 tỷ USD, tăng 13,9%.
Năm 2018, doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu có xuất xứ từ các thị trường: Trung Quốc với 10,53 tỷ USD, tăng 17,2%; Hàn Quốc với 3,14 tỷ USD, tăng 5,1%; Đài Loan với 2,43 tỷ USD, tăng 3,2%, Hoa Kỳ với 1,94 tỷ USD, tăng 22,3%...
Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo đạt 14,96 tỷ USD, tăng 14,7%.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ các thị trường: Hàn Quốc đạt 3,47 tỷ USD tăng 12,5%; Trung Quốc đạt 3,17 tỷ USD tăng 11,5%; Đài Loan đạt 1,52 tỷ USD tăng 16,6%...
Sắt thép các loại đạt 13,53 triệu tấn, trị giá 9,89 tỷ USD, giảm 9,8% về lượng nhưng tăng 9,0% về trị giá.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam trong năm 2018 với 6,27 triệu tấn, trị giá đạt 4,5 tỷ USD, giảm 10,2% về lượng, nhưng tăng 9,6% về trị giá.
Đứng thứ 2 là Nhật Bản với 2,23 triệu tấn, trị giá 1,59 tỷ USD, giảm 2% về lượng và tăng 12,7% về trị giá; đứng thứ ba là Hàn Quốc với 1,7 triệu tấn, trị giá đạt 1,41 tỷ USD giảm 0,5% về lượng và tăng 15,4% về trị giá…
Hóa chất và sản phẩm từ hóa chất đạt 10,19 tỷ USD, tăng 16,9%.
Hóa chất và sản phẩm nhập khẩu về Việt Nam có xuất xứ chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc với 2,96 tỷ USD, tăng 19,2%; Đài Loan với 1,19 tỷ USD, tăng 27,6%; Hàn Quốc với 1,13 tỷ USD, tăng 13,7%...
Xăng dầu các loại đạt 11,43 triệu tấn, trị giá 7,64 tỷ USD, giảm 11,4% về lượng nhưng tăng 8,1% về trị giá.
Các thị trường cung cấp xăng dầu cho Việt Nam trong năm 2018 chủ yếu là: Malaysia với 3,28 triệu tấn, tăng 22,4%; Hàn Quốc với 2,42 triệu tấn, giảm 21,4%; Singapore với 2,4 triệu tấn, giảm 44,2%...
Nguồn: Baohaiquan.vn
“Liên minh châu Âu (EU) không làm khó thủy sản Việt Nam mà chính Việt Nam đã tự loại mình ra khỏi EU”
Hai sản phẩm tôn mạ màu và tôn lạnh nhập khẩu từ Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá trong thời hạn 5 năm tại Thái Lan.
Tổng vụ Chống bán phá giá, chống trợ cấp Ấn Độ (DGAD) vừa công bố quyết định cuối cùng về mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi spandex nhập khẩu từ VN, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.
Trong khi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu được nhập khẩu xong hoàn thiện Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu, thì Tổng cục Hải quan vừa quyết định dừng thông quan đối với hoạt động trên vì cho rằng không phù hợp với quy định của quản lý Nhà nước, gây nhiều hệ lụy xấu.
Trên đây là so sánh được ông Trần Việt Anh – Phó chủ tịch Hiệp hội Cao su – Nhựa TP.HCM đưa ra trong buổi gặp gỡ với Đoàn ĐBQH TP.HCM ngày 3/10, với sự có mặt của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng.
Tính đến hết tháng 7/2016 Việt Nam đã xuất siêu 2,02 tỷ USD, bằng 2,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.
Bộ Tài chính vừa yêu cầu Tổng cục Hải quan tổ chức truy thu, ấn định thuế theo quy định đối với những trường hợp khai thấp hơn dữ liệu giá của Tổng cục. Đồng thời, yêu cầu bổ sung kế hoạch thanh tra giá tính thuế ô tô nhập khẩu tại các Cục Hải quan.
Tháng 7/2016, Việt Nam đã nhập khẩu 99 triệu USD mặt hàng sữa và sản phẩm, tăng 10,6% so với tháng trước đó, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tính từ đầu năm cho đến hết tháng 7 lên 494,4 triệu USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2015, theo Tổng cục Hải quan.
Trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng trong nước vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng tương đối ổn định thì xuất khẩu xi măng gặp không ít khó khăn do sự cạnh tranh của xi măng Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 7/2016 ước đạt 611,3 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 7 tháng lên 3,69 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự