Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, hàng năm Việt Nam cũng phải nhập khẩu tới tỷ USD mặt hàng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, tuy nhiên thì kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này luôn ở mức tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước .

NaUy, Ấn Độ; Trung Quốc, Indoneisa và Nhật Bản là các thị trường chủ yếu cung cấp thủy sản nhập khẩu cho Việt Nam.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thủy sản các loại vào Việt Nam sau khi sụt giảm mạnh 31,3% trong tháng 2/2019 thì sang tháng 3/2019 tăng mạnh 38,1% so với tháng liền kề trước đó và cũng tăng 10,7% so với cùng tháng năm 2018, đạt 148,38 triệu USD.
Tính chung kim ngạch nhập khẩu thủy sản của cả quý 1/2019 đạt 412,44 triệu USD, tăng nhẹ 1,5% so với cùng kỳ năm 2018.
NaUy, Ấn Độ; Trung Quốc, Indoneisa và Nhật Bản là các thị trường chủ yếu cung cấp thủy sản nhập khẩu cho Việt Nam; trong đó nhập khẩu từ Na Uy nhiều nhất chiếm 13% trong tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, trị giá 53,53 triệu USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó riêng tháng 3/2019 nhập khẩu cũng tăng mạnh 39,7% so với tháng 2/2019 và tăng 18,7% so với cùng tháng năm 2018, đạt 19,59 triệu USD.
Nhập khẩu từ Ấn Độ - thị trường lớn thứ 2 sụt giảm mạnh 51,5% so với cùng kỳ, đạt 44,22 triệu USD, chiếm 10,7%. Nhập khẩu từ Trung Quốc 36,28 triệu USD, chiếm 8,8%, tăng 49,1%. Nhập khẩu từ Nhật Bản 33,65 triệu USD, chiếm 8,2%, tăng 39,6%. Nhập khẩu từ thị trường Indonesia 28,83 triệu USD, chiếm 7%, tăng mạnh 46%.
Thủy sản nhập khẩu từ thị trường Đông Nam Á nói chung chiếm 10,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của cả nước, đạt 41,73 triệu USD, tăng mạnh 91% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, nhập khẩu thủy sản vào Việt Nam trong quý 1/2019 từ đa số các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, ngoài thị trường Đông Nam Á nói trên, thì nhập khẩu từ thị trường EU mặc dù kim ngạch không lớn, chỉ 14,71 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ thì tăng mạnh 81%. Bên cạnh đó, nhập khẩu từ Mỹ cũng tăng cao 43,1%, đạt 15,28 triệu USD; Hàn Quốc tăng 35,4%, đạt 21,63 triệu USD; Đan Mạch tăng 34,7%, đạt 7,18 triệu USD.
Ngược lại, nhập khẩu sụt giảm mạnh nhất ở thị trường Ấn Độ, ngoài ra, nhập khẩu từ Ba Lan cũng giảm 49,8%, chỉ đạt 1,24 triệu USD; Philippines giảm 15,8%, đạt 1,9 triệu USD; Chile giảm 16,7%, đạt 18,13 triệu USD; Malaysia giảm 14,4%, đạt 1,27 triệu USD.
Nhập khẩu thủy sản quý 1 năm 2019
Thị trường | T3/2019 | +/- so T2/2019 (%)* | Quý 1/2019 | +/- so với cùng kỳ (%)* |
Tổng kim ngạch NK | 148.376.126 | 38,05 | 412.442.580 | 1,47 |
Na Uy | 19.587.274 | 39,73 | 53.525.172 | 20,49 |
Ấn Độ | 15.564.966 | 42,97 | 44.216.271 | -51,53 |
Trung Quốc | 15.207.112 | 181,57 | 36.284.209 | 49,12 |
Nhật Bản | 11.981.943 | -1,46 | 33.653.260 | 39,61 |
Indonesia | 8.440.754 | 30,98 | 28.828.001 | 45,98 |
Đài Loan | 9.723.063 | 66,87 | 25.118.064 | -12,36 |
Nga | 7.181.040 | 14,43 | 24.008.066 | 17,07 |
Hàn Quốc | 7.162.266 | -3,13 | 21.632.069 | 35,43 |
Chile | 7.917.411 | 27,51 | 18.127.595 | -16,71 |
Hoa Kỳ | 4.678.989 | 67,44 | 15.278.098 | 43,11 |
EU | 5.587.764 | 68,05 | 14.708.871 | 81,04 |
Đan Mạch | 3.237.778 | 63,29 | 7.182.100 | 34,68 |
Thái Lan | 2.089.053 | -14,6 | 6.129.019 | 18,32 |
Anh | 1.388.331 | 11,5 | 5.727.053 | 20,47 |
Canada | 2.004.520 | 179,6 | 5.574.298 | -9,28 |
Singapore | 1.518.996 | 227,48 | 2.937.883 | 6,22 |
Philippines | 682.013 | -27,22 | 1.902.251 | -15,79 |
Malaysia | 519.362 | 1,370,82 | 1.268.639 | -14,44 |
Ba Lan | 578.457 | 496,47 | 1.236.250 | -49,78 |
Myanmar | 155.401 |
| 669.026 | 1,89 |
Ireland | 383.198 |
| 563.468 |
|
(Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, hàng năm Việt Nam cũng phải nhập khẩu tới tỷ USD mặt hàng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, tuy nhiên thì kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này luôn ở mức tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước .
Là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu và lớn thứ hai tại châu Âu, Việt Nam luôn coi trọng và tăng cường quan hệ hợp tác với Hà Lan.
Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đã tăng mạnh trở lại trong tháng 3/2019 sau khi hai tháng giảm liên tiếp, tuy nhiên nếu tính chung quý 1/2019 thì kim ngạch vẫn sụt giảm so với cùng. Trong số thị trường nhập khẩu hạt điều của Việt Nam, thì Bỉ có tốc độ tăng vượt trội.
Việt Nam đứng thứ 9 trong số các nước Đông Nam Á sẽ có mức tăng xuất khẩu sang Anh lớn nhất khi Brexit “không thỏa thuận”.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong quý 1/2019 cả nước xuất khẩu 1,77 triệu tấn sắt thép, thu về 1,13 tỷ USD, tăng 23,5% về khối lượng và tăng 8,8% về kim ngạch so với quý 1/2018.
Năm 2018, tổng kim ngạch thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ đạt xấp xỉ 1,7 tỷ USD trong đó kim ngạch xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,41 tỷ USD (giảm 25,8% so với năm 2017) và kim ngạch nhập khẩu đạt 285,64 triệu USD (tăng 27,6% so với năm 2017), số liệu từ TCHQ Việt Nam.
Xuất khẩu cao su trong tháng 3/2019 đã tăng trưởng trở lại, trước đó tháng 1 và tháng 2 sụt giảm liên tiếp. Nâng lượng cao su xuất khẩu quý 1/2019 tăng cả lượng và trị giá so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Singapore trong quý 1/2019 đạt gần 817 triệu USD, tăng 7,3% so với cùng quý năm 2018.
Xuất khẩu gạo trong quý 1/2019 mặc dù sụt giảm cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, nhưng xuất khẩu sang các thị trường chủ đạo như Philippines, Iraq và Bờ biển Ngà vẫn tăng trưởng tốt.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản tháng 3/2019 tăng trở lại sau 4 tháng sụt giảm liên tiếp kể từ tháng 11/2018, đạt 683,6 triệu USD, tăng rất mạnh 83,4% so với tháng 2/2019 nhưng giảm 2,7% so với cùng tháng năm 2018.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự