Chiều ngày 25-9 (giờ địa phương), tại trụ sở của Công ty Luật quốc tế Duane Morris tại thành phố New York, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ.

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Úc, trong tháng 8/2015, Việt Nam có 1/20 trường hợp vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.
Cụ thể, trong tháng 8/2015, Bộ Nông nghiệp Úc kiểm soát và xác định những lô hàng thực phẩm có nguy cơ cao hoặc trung bình cho sức khỏe cộng đồng.
Mặt hàng có chứa chất cấm của Việt Nam là cá rô phi (Red Tilapia). Kết quả kiểm tra chất cấm là Ciprofloxacin và Enrofloxacin.
Đây là hai loại kháng sinh được cảnh báo ở nhiều thị trường nhập khẩu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Ciprofloxacin và Enrofloxacin vẫn được dùng trong nuôi trồng thủy sản là vì chất này có những công dụng tốt trong việc phòng chống các bệnh gan, thận mủ…
Về quy định, những lô hàng chứa chất cấm này sẽ không được phép bán tại Úc, đồng thời nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Úc. Các lô hàng tiếp theo sẽ bị kiểm tra 100% cho đến khi đạt tiêu chuẩn quy định.
Thương vụ Việt Nam tại Úc cũng cho hay, từ ngày 5/8 đến 14/8, Bộ Nông nghiệp Úc kiểm tra hoá chất, chất gây ô nhiễm và độc tố toxin trong lô hàng thực phẩm nhập khẩu nhưng không phát hiện trường hợp nào của Việt Nam vi phạm trong tháng 8/2015.
Trước đó, trong tháng 7/2015, Bộ Nông nghiệp Australia cũng trả lại ngao (Whole shell Clam) Việt Nam vì chứa chất cấm E.coli.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), Việt Nam hiện là 1 trong 3 nhà cung cấp thủy sản lớn nhất cho thị trường Úc sau New Zealand và Trung Quốc.
XK thủy sản sang thị trường Úc khá thuận lợi vì hầu hết các mặt hàng có thể NK mà không cần có giấy phép NK. Tuy nhiên, đây là thị trường yêu cầu cao về chất lượng. Úc áp dụng quy định Lệnh giữ hàng để xử lý các lô hàng thực phẩm NK không đạt yêu cầu về chất lượng, đóng gói, bao bì, ký mã hiệu. Khi đã bị áp dụng lệnh giữ hàng, các lô hàng tiếp theo sẽ không được phép NK vào Úc hoặc phải chịu kiểm tra chặt chẽ trong năm chuyến sau.
Kiều Linh
Theo Vinanet
Chiều ngày 25-9 (giờ địa phương), tại trụ sở của Công ty Luật quốc tế Duane Morris tại thành phố New York, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ.
8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu phân bón đều giảm ở hầu hết các thị trường, trong đó xuất khẩu sang thị trường Thái Lan là giảm mạnh nhất.
Giá gạo Việt Nam hồi phục trong khi gạo Thái Lan có thể tăng 10% trong vài tháng tới. Thị trường gạo đang hy vọng đã qua giai đoạn khó khăn và sẽ khả quan dần lên trong thời gian tới.
Bộ Công Thương cho rằng không nên quy định thành chương riêng về phòng vệ thương mại trong dự thảo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi)
Theo Cục Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản, mặc dù 2 tháng trở lại đây, giá trị XK các sản phẩm cá ngừ sang ASEAN và Mỹ đang giảm, nhưng với tốc độ tăng trưởng tốt từ đầu năm, tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này trong tháng 8 vẫn tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2014.
Hàng hóa xuất khẩu vào các thị trường không yêu cầu kiểm dịch thực vật sẽ không phải nộp giấy kiểm dịch thực vật cho cơ quan hải quan khi thông quan.
Chính sách thương mại và thuế của Australia khá minh bạch nhưng hàng rào phi thuế quan (các quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm …) rất chặt chẽ.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ gồm thủy sản, rau quả, cà phê, điều, thức ăn gia súc và nguyên liệu, cao su, gỗ và sản phẩm từ gỗ, túi xách,...
Thông tin từ Hiệp hội Thép cho biết, Hội đang chuẩn bị để kiện chống bán phá giá sản phẩm tôn mạ nhập từ Trung Quốc.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tôm nuôi của Việt Nam đã được áp dụng quy trình chứng nhận và truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt. Các quy trình này rất phù hợp để loại tôm nuôi ra khỏi danh sách các loài bị dán sai nhãn và gian lận.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự