Quá nhiều rào cản với hàng hóa kiểm tra chuyên ngành! Có mặt hàng chỉ vì những thủ tục không cần thiết, doanh nghiệp phải mất nhiều ngày mới có hàng mẫu thay vì hai ngày.

Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết tồn kho cà phê của Việt Nam chỉ còn khoảng 300.000 tấn, không nhiều như các thông tin nước ngoài đã đưa tin.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan, dự kiến 7 tháng đầu năm 2015 lượng xuất khẩu chỉ đạt 788.000 tấn với kim ngạch đạt 1 tỷ 700 triệu USD, giảm 30,5% về lượng và giảm 27% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, dự kiến lượng xuất khẩu 10 tháng đầu niên vụ 2014/15 chỉ đạt 983.000 tấn với kim ngạch đạt 2 tỷ 359 triệu USD, giảm 30,1% về lượng và giảm 17,1% về kim ngạch so với cùng kỳ vụ trước.
Nguyên nhân giảm do thời tiết thay đổi, mưa đến sớm khi thu hoạch và thời kỳ cà phê phát triển gặp hạn hán, nhiều vùng không đủ nước tưới bị mất trắng và những quả còn lại nhân nhỏ ảnh hưởng tới sản lượng. Thứ hai là ngày công lao động và giá phân bón lên cao, người trồng cà phê giảm lượng phân chăm bón. Thứ ba là lượng cà phê già ngày một tăng, năng suất thấp. Sản lượng cả niên vụ 2014/15 đã thu hoạch xong giảm tới 20%.
Theo khảo sát lượng tồn kho trong doanh nghiệp và trong dân không còn nhiều như các nguồn thông tin nước ngoài đã đưa, chỉ còn khoảng 300.000 tấn.
Việt Nam cũng đã có chương trình tái canh cho các vườn cà phê già cỗi trên 20 năm tuổi, tuy nhiên vì nhiều lý do khiến quá trình tái canh diễn ra khá chậm khiến diện tích cà phê năng suất xuống thấp càng tăng.
Vụ 2015/16 các tỉnh Tây Nguyên lại phải đối mặt với hạn hán, nguồn nước bị thiếu nghiêm trọng, một vài nơi có mưa nhưng lượng mưa thấp hơn từ 10 – 30% so với các năm trước. Bên cạnh đó, thời tiết rét bất thường, cây cà phê bị nhiễm “cúm” khi ra hoa, cây rụng lá hàng loạt, rồi sau đó lại bị ảnh hưởng của sương muối.
Hiện nay tại các tỉnh Tây Nguyên thời tiết bất thường, một số nơi mưa to gây rụng quả non, do đó dự kiến sản lượng cà phê niên vụ tới 2015/16 còn thấp hơn niên vụ này. Như vậy đây sẽ là vụ thứ 2 liên tiếp cà phê bị mất mùa.
Quá nhiều rào cản với hàng hóa kiểm tra chuyên ngành! Có mặt hàng chỉ vì những thủ tục không cần thiết, doanh nghiệp phải mất nhiều ngày mới có hàng mẫu thay vì hai ngày.
Tính chung 7 tháng đầu năm Việt Nam chi 1,9 tỷ USD nhập thức ăn chăn nuôi, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2014; chi 824 triệu USD nhập đậu tương tăng 20% so với cùng kỳ năm 2014; chi 451 triệu USD nhập ngô.
Nhật Bản dự kiến sẽ xuất khẩu mặt hàng táo sang Việt Nam và đang triển khai thủ tục lấy ý kiến về việc nhập khẩu quả xoài từ Việt Nam.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đề nghị phía Nhật Bản sớm cho phép xuất khẩu xoài Việt Nam sang Nhật Bản vào tháng 9 tới nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; đồng thời xem xét xúc tiến mở cửa thị trường đối với thanh long ruột đỏ và vải tươi của Việt Nam…
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Trung Quốc đã tìm được đối tác phù hợp để xuất khẩu các sản phẩm như gạo, thủy sản đông lạnh, thực phẩm chế biến cung cấp cho thị trường Trùng Khánh (Trung Quốc) trong thời gian tới.
Các mặt hàng dầu nành tinh luyện và dầu cọ tinh luyện sẽ được áp mức thuế này từ ngày 8/5/2015 đến ngày 7/5/2016.
Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam ghi nhận mức thâm hụt 16,5 tỷ USD với Trung Quốc, trong đó nhập khẩu tăng 23% trong khi đó xuất khẩu chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.
Thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm nay, lượng thịt gà Mỹ nhập khẩu về Việt Nam đã lên đến 41.600 tấn, chiếm 61,3% tổng lượng thịt gà nhập khẩu
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc ký quỹ nhập khẩu phế liệu đang tạo thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu (XK) surimi thời gian qua tăng mạnh. Đặc biệt xuất khẩu sang hai thị trường Nga và Thái Lan.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự