-Kết thúc quý 1/2018, kim ngạch nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện tăng so với cùng kỳ 2017 trong đó xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc chiếm 76% tổng kim ngạch, trong đó Thái Lan chiếm 54,8%.

Hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia vào khoảng 15 các FTA của khu vực và thế giới.
Bộ Công Thương vừa tổng kết sự phát triển của ngành công thương sau 30 năm đổi mới (1986 đến 2015).
Sau 30 năm đổi mới: Ngành Công Thương có diện mạo mới
Cụ thể, xuyên suốt chặng đường 30 năm đổi mới vừa qua, ngành Công Thương đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế đất nước, với vị thế là một trong những ngành giữ vai trò quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Lĩnh vực công nghiệp đã và đang đạt được những dấu mốc tăng trưởng ổn định với tốc độ cao, là thước đo của việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế đất nước.
Giá trị sản xuất công nghiệp từ mức khiêm tốn 40 tỷ đồng năm 1985 đã đạt 1.400.000 tỷ đồng vào năm 2015. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp có sự thay đổi tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trong tổng giá trị của ngành công nghiệp và là ngành chiếm tỷ trọng chính, từ 79,9% năm 1991 tăng lên 86,8% năm 2015.
Năm 1985 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mới đạt 698,5 triệu USD, sau 30 năm (năm 2015) tổng kim ngạch ước đạt 165 tỷ USD, tăng gần 240 lần.
Thị trường trong nước luôn được chú trọng và phát triển nhanh, nhờ đó đã đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, phục vụ tiêu dùng, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng liên tục tăng qua các năm. Cơ cấu hàng hoá thay đổi theo hướng tiến bộ: tỷ trọng hàng công nghiệp tăng, tỷ trọng hàng lương thực, thực phẩm giảm.
Công tác Hội nhập kinh tế quốc tế luôn được triển khai tích cực và đã đạt được những thành tựu nhất định. Thời gian qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán, tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trên tất cả các cấp độ song phương, khu vực và đa phương.
Đã và đang đàm phán tham gia 15 FTA
Đặc biệt, giai đoạn từ 2013 đến nay có thể coi là giai đoạn cao điểm trong đàm phán ký kết các FTA. Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thành đàm phán 3 FTA song phương với các đối tác quan trọng của Việt Nam gồm: Hàn Quốc, Khối Liên minh Kinh tế Á – Âu, và Liên minh Châu Âu. Tổng cộng đến nay, Việt Nam đã ký kết và tham gia 11 FTA khu vực và song phương.
Về cơ bản, các FTA đã đóng góp tích cực vào quá trình thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao hiệu quả nhập khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trong nước.
Hiện nay Việt Nam đang triển khai tham gia đàm phán 4 FTA khác, bao gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN– Hồng Công (Trung Quốc), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTA với Khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA).
Đồng thời, Bộ Công Thương khẳng định sẽ tiếp tục tiến hành nghiên cứu tính khả thi của việc triển khai một số FTA mới.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú khẳng định với các FTA thế hệ mới, Việt Nam đứng trước những cơ hội thay đổi to lớn đưa nền kinh tế phát triển vượt bậc.
Trước đó, một số chuyên gia đã cho rằng Việt Nam hội nhập quá nhanh trong khi nội lực chưa mạnh, chưa chuẩn bị kĩ...có thể gặp rủi ro từ "bẫy tự do hoá" thương mại. Trần Du Lịch khẳng định những thành tựu về hội nhập mà Việt Nam đạt được trong thời gian gần đây có thể 'vừa được coi là phúc vừa là hoạ'. "Để một cuộc hội nhập thành công, bao giờ cũng cần mở cửa bên trong, cải cách bên trong trước khi mở cửa bên ngoài. Nhưng trong quá khứ, năm 1988 Luật mở cửacho đầu tư nước ngoài nhưng mãi đến năm 1991 mới có Luật cho tư nhân trong nước. Nếu lực trong yếu mà mà mở bên ngoài quá nhanh là dấu hiệu rơi vào bẫy tự do hoá thương mại”, TS. Lịch nói. TS. Nguyễn Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho biết, vấn đề hội nhập hiện nay của Việt Nam đang có vấn đề đàm phán không gắn với sự chuẩn bị trong nước. Người đàm phán thì cứ đàm phán, người ở nhà lại không lo chuẩn bị, không chủ động với hội nhập. "Tôi thấy triển vọng để gặt hái được thắng lợi trong hội nhập của Việt Nam là vô cùng thấp" - TS. Thiên đánh giá.
-Kết thúc quý 1/2018, kim ngạch nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện tăng so với cùng kỳ 2017 trong đó xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc chiếm 76% tổng kim ngạch, trong đó Thái Lan chiếm 54,8%.
Quý 1/2018, xuất khẩu sắt thép sang đa số các thị trường tăng về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái; Trong đó, xuất sang Italia tăng đột biến gấp hơn 15 lần.
Nhập khẩu nguyên liệu nhựa từ thị trường Ấn Độ trong quý 1/2018 tuy chỉ đạt 33.935 tấn, tương đương 42,74 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước thì tăng rất mạnh, với mức tăng tương ứng 168,5% và 153,6%.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 4/2018 đạt 350 triệu USD, tăng 2,22% so với tháng trước đó và tăng 31,85% so với cùng tháng năm ngoái.
Nhập khẩu phế liệu sắt thép trong quý 1/2018 tăng cả lượng và trị giá so với cùng kỳ năm trước, trong đó Việt Nam tăng nhập từ thị trường Đài Loan (Trung Quốc) gấp gần 12 lần về lượng.
Trong 4 tháng đầu năm, ngành lâm nghiệp đạt giá trị xuất siêu trên 2 tỷ USD, chiếm gần 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản toàn ngành.
Đây là hai thị trường dẫn đầu về nguồn cung thịt nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó Mỹ chiếm tới 35,6% thị phần còn Ấn Độ là 20,8%.
Hàng nông sản, tiêu dùng Việt Nam có tiềm năng tiêu thụ rất lớn tại thị trường 1,3 tỉ dân của Trung Quốc.
Ấn Độ là nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ, chiếm 34% tổng giá trị NK tôm của Mỹ. Indonesia và Thái Lan lần lượt giữ vị trí thứ 2 và 3 với thị phần lần lượt 20% và 10,3%. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4, chiếm 8% tổng giá trị NK tôm vào Mỹ.
Theo Bộ Công thương, xuất khẩu rau quả hiện là thế mạnh của VN với tốc độ tăng trưởng quý 1/2018 đạt tới 35,6% so với cùng kỳ năm 2017, tương đương giá trị 950 triệu USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự