Có công ty đành từ bỏ xuất khẩu gạo, chuyển sang cung ứng cho thị trường nội địa.

Ba tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 10,6 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, trong khi xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt hơn 4,1 tỷ USD. Đáng nói kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc bằng 1/3 tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam theo các thị trường.
Tổng cục Hải Quan vừa công bố tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2016. Theo đó, tổng kim ngạch thương mại 3 tháng năm 2016 của Việt Nam đạt hơn 76,17 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 38,77 tỷ USD, nhập khẩu đạt 37,4 tỷ USD, Việt Nam tiếp tục xuất siêu 1,37 tỷ USD.
Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 8,3 tỷ USD, (chiếm 24,4% tổng xuất khẩu theo thị trường), xuất khẩu sang EU đạt 7,6%, chiếm hơn 19%... Đây cũng là hai thị trường xuất siêu lớn của Việt Nam với kim ngạch lần lượt là: 6,6 tỷ USD và 5,4 tỷ USD.
Về thị trường nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc với hơn 10,6 tỷ USD (chiếm hơn 28% tổng kim ngạch nhập khẩu), tiếp sau là Hàn Quốc với 6,8 tỷ USD và khu vực ASEAN với hơn 5,3 tỷ USD, chiếm 14% tổng giá trị nhập khẩu.
Đây cũng là thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn, trong đó nhập siêu từ Trung Quốc với 6,5 tỷ USD; từ Hàn Quốc hơn 4,4 tỷ USD và từ các nước ASEAN hơn 1,3 tỷ USD...
Xét về doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang xuất siêu nhưng với con số thấp chỉ đạt 4,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 27.286,4 tỷ USD, nhập khẩu đạt 22,49 tỷ USD. Khu vực doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đạt 11,49 tỷ USD, trong khi đó nhập khẩu đạt 14,9 tỷ USD, nhập siêu 3,5 tỷ USD.
Đáng chú ý, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất trong 3 tháng qua đều có xuất xứ từ Trung Quốc và các đối tác thương mại Trung Quốc luôn đứng đầu trong danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ cung ứng hàng nhập khẩu cho Việt Nam.
Trong đó máy móc, thiết bị phụ tùng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD, máy vi tính linh kiện điện tử là 1,23 tỷ USD, nguyên liệu dệt may, da giày là 1,62 tỷ USD, điện thoại và linh kiện điện tử 1,5 tỷ USD, sắt thép các loại đạt hơn 2,9 triệu tấn và ô tô nguyên chiếc (chủ yếu là xe tải) đạt 2,26 nghìn chiếc.
Ngoài các hàng hóa nhập khẩu chính ngạch có khai báo hải quan, nhập khẩu từ Trung Quốc còn có nhiều hình thức: tạm nhập tái xuất, nhập tiểu ngạch, nhập hàng theo chính sách ưu đãi cho nhân dân vùng biên giới và đặc biệt là lượng nhập lậu các mặt hàng: thịt tươi sống, động thực vật, rau quả và hàng tiêu dùng đang có chiều hướng gia tăng
Có công ty đành từ bỏ xuất khẩu gạo, chuyển sang cung ứng cho thị trường nội địa.
Sức cạnh tranh yếu đang khiến cho hàng hóa của Việt Nam “đuối sức”, nhất là khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Làm sao để nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa vẫn là câu hỏi chưa được trả lời thấu đáo.
Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, trong 3 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 76,17 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó trị giá xuất khẩu là 38,77 tỷ USD, tăng 6,6%.
Theo phản ánh của cơ quan Hải quan, việc thực hiện thủ tục hải quan cho những lô hàng phế liệu NK gặp vướng mắc do những quy định chưa rõ ràng tại Thông tư 41/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Giá xuất khẩu gạo tăng cao gần gấp đôi so với cùng kỳ khiến DN xuất khẩu “vét” kho để xuất hàng đi.
Để Luật Thuế XK, thuế NK (sửa đổi) có thể áp dụng ngay trong thực tiễn khi có hiệu lực (1-9-2016), Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật. Hiện, dự thảo đã được lấy ý kiến các vụ, cục thuộc Bộ Tài chính, các đơn vị trong ngành Hải quan và đang trong quá trình thảo luận lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.
Trong tháng 3, một số Cục Hải quan địa phương đã thực hiện kiểm tra các lô hàng nhập thịt gà từ Mỹ. Riêng tại Hải Phòng, kết quả cho thấy, số lượng mặt hàng này đã tăng tới 275% chỉ riêng trong tháng 3.
Nhiều doanh nghiệp phải tăng cường nhập nông sản nguyên liệu từ nước ngoài để chế biến cầm cự.
Lợi dụng lợi thế lúa gạo chất lượng cao và những chính sách ưu đãi khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhật Bản đang đẩy mạnh kế hoạch sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu. Nhiều ý kiến lo ngại nông dân Việt Nam và ngành xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ thêm đối thủ cạnh tranh mạnh.
Để phù hợp với cam kết WTO là phân bổ cho đối tượng sử dụng cuối cùng nên sau khi trúng đấu giá, không được mua bán, trao đổi, chuyển nhượng...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự