Sau khi sụt giảm ở tháng 6/2018, thì nay sang tháng 7 xuất khẩu phân bón đã lấy lại đà tăng trưởng, tăng 18,8% về lượng và 29,7% kim ngạch, đạt 77,7 nghìn tấn, 27,5 triệu USD.

Achentina hiện là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh. Năm 2015, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 2,3 tỷ USD, con số này tăng lên 2,9 tỷ USD năm 2016. Năm 2017, trao đổi thương mại Việt Nam – Achentina đạt khoảng 3,5 tỷ USD.
Việt Nam hiện là bạn hàng thương mại lớn thứ sáu của Achentina. Tính đến hết tháng 7/2018 Việt Nam đã xuất sang Achentina 275,7 triệu USD, tăng 49,43% so với cùng kỳ 2017, tính riêng tháng 7/2018 kim ngạch đạt 31,4 triệu USD, giảm 24,79% so với tháng 6/2018 và giảm 19,33% so với tháng 7/2017.
Giày dép các loại là mặt hàng chính Việt Nam xuất sang Achentina, chiếm 22,4% tỷ trọng đạt 61,9 triệu USD, tăng 49,43% so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 7/2018 chỉ có 6 triệu USD, giảm 50,22% so với tháng 6/2018 nhưng tăng 6,17% so với tháng 7/2017.
Mặt hàng chủ lực đứng thứ hai nguyên phụ liệu dệt may da giày đạt 3,1 triệu USD, giảm 40,12% so với tháng 6/2018 và giảm 4,81% so với tháng 7/2017, tính chung từ đầu năm đến hết tháng 7/2018 đạt 28,1 triệu USD, giảm 7,43% so với cùng kỳ.
Ngoài hai mặt hàng chủ lực kể trên, Achentina còn nhập từ Việt Nam các mặt hàng như dệt may, cao su, vải mành vải kỹ thuật. Đặc biệt, Achentina tăng nhập khẩu nhóm hàng sản phẩm gốm sứ từ Việt Nam, tuy kim ngạch chỉ đạt 947,1 nghìn USD nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 2,03 lần (tức tăng 103,99%), tính riêng tháng 7/2018 đạt 177,8 nghìn USD, tăng 84,33% so với tháng 6/2018 và tăng gấp 3,02 lần so với tháng 7/2017.
Ngược lại, Achentina là nhà cung cấp nông sản, thực phẩm lớn thứ hai vào Việt Nam, chiếm 11%. Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Achentina đậu tương, dầu ăn, ngô, lúa mỳ và dược phẩm.
Hàng hóa xuất khẩu sang Achentina 7 tháng năm 2018
Mặt hàng | T7/2018 (USD) | +/- so với tháng T6/2018 (%)* | 7T/2018 (USD) | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* |
Tổng | 31.413.174 | -24,79 | 275.711.599 | 10,98 |
Giày dép các loại | 6.043.831 | -50,22 | 61.947.722 | 49,43 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 3.194.179 | -40,12 | 28.173.672 | -7,43 |
Hàng dệt, may | 1.247.002 | -27,85 | 11.972.366 | 2,63 |
Vải mành, vải kỹ thuật khác | 995.420 | 21,81 | 5.131.954 | 19,38 |
Cao su | 202.289 | -20,09 | 1.582.226 | -36,88 |
Sản phẩm gốm, sứ | 177.876 | 84,33 | 947.185 | 103,99 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Sau khi sụt giảm ở tháng 6/2018, thì nay sang tháng 7 xuất khẩu phân bón đã lấy lại đà tăng trưởng, tăng 18,8% về lượng và 29,7% kim ngạch, đạt 77,7 nghìn tấn, 27,5 triệu USD.
7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu kim loại và sản phẩm đóng góp vào kim ngạch của cả nước trên 1,3 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 7/2018 đạt 232 triệu USD, giảm mạnh 37,58% so với tháng trước đó nhưng tăng 7,11% so với cùng tháng năm ngoái.
Lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang, thị trường cao su trong nước cũng cùng chiều với giá thế giới.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2018, cả nước xuất khẩu 3,41 triệu tấn sắt thép, thu về 2,53 tỷ USD, tăng 40,4% về lượng và tăng 56,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy chỉ dẫn thứ hai về kim ngạch sau mặt hàng xơ sợi dệt, nhưng xuất khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng của Việt Nam sang thị trường Ai Cập trong 7 tháng đầu năm 2018 tăng đột biến.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2018 sụt giảm rất mạnh 48,1% về lượng và giảm 26,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,32 triệu tấn, tương đương 1,26 tỷ USD.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 6/2018, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Malasyia tăng 21,15% so với cùng kỳ năm 2017, đạt trên 5,84 tỷ USD.
Việt Nam nhập siêu từ Indonesia 206,42 triệu USD, giảm 39,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thái Lan hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN. Kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều tăng từ 11,5 tỷ USD trong năm 2015 lên 15,3 tỷ USD trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 15,5%/năm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự