5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 66,3 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng nhập khẩu xăng dầu trong tháng 8 ở mức thấp nhất kể từ tháng 12/2014. Tuy nhiên, tính chung 8 tháng đầu năm, sản lượng xăng dầu nhập khẩu vẫn tăng 5,1%. Trong đó, doanh nghiệp trong nước tăng nhập khẩu xăng dầu tại một số quốc gia như Thái Lan, Singapore.
Theo thống kê của Tổng Cục Hải Quan, sản lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng 8 là gần 574 nghìn tấn, giảm 36% so với sản lượng xăng dầu nhập khẩu trong tháng 7.
Đơn giá nhập khẩu bình quân trong tháng 8 giảm 17,2% so với tháng trước. Theo đó, trị giá nhập khẩu là 258 triệu USD, giảm 47% so với tháng trước.
Tính đến hết 8 tháng/2015, cả nước nhập khẩu 6,49 triệu tấn xăng dầu với trị giá là 3,68 tỷ USD; tức tăng 5,1% về lượng và giảm 36,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.
Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc.
Cụ thể, sản lượng xăng dầu nhập khẩu từ Singapore 8 tháng qua là 2,74 triệu tấn, tăng 28,5% so với 8 tháng năm 2014. Trong khi, sản lượng xăng dầu nhập khẩu từ Thái Lan là gần 1,2 triệu tấn, tăng 188% so với cùng kỳ. Xăng dầu nhập từ Trung Quốc là 1,03 triệu tấn, giảm 6%. Xăng dầu nhập khẩu từ Đài Loan cũng giảm, nhập 687 nghìn tấn, giảm 24% so với 8 tháng/2014.
Được biết, sản lượng dầu thô xuất khẩu 8 tháng qua vẫn tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, do giá dầu thế giới trượt giảm khiến giá trị xuất khẩu dầu thô trượt mạnh. Tính đến hết tháng 8/2015, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt gần 6,3 triệu tấn, tăng 0,6%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,74 tỷ USD, giảm 48,6% (tương ứng giảm 2,6 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Huyền Thương
Theo Vinanet
5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 66,3 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước.
5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 67,7 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2015.
Sau khi liên tiếp giảm trong hai tháng đầu năm 2016, nhập khẩu vải tăng liên tiếp.
Trong 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu 6,21 triệu tấn thép, trị giá trên 2,3 tỷ USD (tăng 55,36% về lượng, nhưng giảm nhẹ 0,34% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái).
Việt Nam nhập siêu khá lớn từ Trung Quốc và Hàn Quốc đồng thời xuất siêu lớn qua Mỹ và EU trong năm tháng đầu năm 2016. Tổng quan, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố, cả nước vẫn xuất siêu 1,36 tỉ đô la Mỹ trong 5 tháng.
Dù kim ngạch ngành chế biến xuất khẩu gỗ của Việt Nam luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực nhưng ứng dụng công nghệ, năng suất lao động lại thấp hơn
Do nhập siêu ước tính khoảng 400 triệu trong tháng 5, nên mức xuất siêu hàng hóa của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm giảm còn 1,36 tỷ USD.
Tháng 4/2016, XK cá ngừ của Việt Nam đã phục hồi, đạt gần 42,5 triệu USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, do giá trị XK cá ngừ trong tháng 2 và 3 thấp hơn so với cùng kỳ, nên tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay cũng thấp hơn so với năm trước, chỉ đạt hơn 141 triệu USD, giảm hơn 3%.
Đối với nhiều mặt hàng như rau quả, tỏi, gừng, mật ong... Việt Nam là nước ASEAN đầu tiên mà Hàn Quốc cam kết cắt giảm thuế, nhưng với lộ trình cắt giảm kéo dài từ 10-15 năm.
Rạng sáng 26/5 theo giờ Việt Nam, với 55 phiếu thuận và 43 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết hủy bỏ Chương trình Giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) được công bố từ cuối năm 2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự