Trong 8 tháng đầu năm 2018, xuất siêu của việt Nam đã đạt con số kỷ lục 4,69 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay nhờ vào sự đóng góp của 10 nhóm hàng xuất khẩu, trong đó nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng.

Trung Quốc và Nga là hai thị trường chủ lực cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 48% tổng lượng nhóm hàng nhập khẩu.
Sau khi suy giảm ở tháng 7/2018, thì nay sang tháng 8/2018 nhập khẩu phân bón đã tăng trở lại cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 8,8% và 13,4% đạt tương ứng 301,4 nghìn tấn; 88,6 triệu USD, nâng lượng phân bón nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2018 lên 2,7 triệu tấn, trị giá 794,2 triệu USD, giảm 16,5% về lượng và giảm 12,5% trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Trung Quốc vẫn là thị trường chính cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 34,2% tổng lượng phân bón nhập khẩu đạt 956,5 nghìn tấn, trị giá 245,6 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tốc độ nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đã suy giảm 29,93% về lượng và 30,37% trị giá. Nếu tính riêng tháng 8/2018, thì nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc tăng 10,95% về lượng và 20,3% trị giá so với tháng trước đó, đạt 142,3 nghìn tấn; 39,5 triệu USD, nhưng nếu so với tháng 8/2017 giảm 40,13% về lượng; 40,78% trị giá và giá nhập bình quân giảm 1,08%.
Đứng thứ hai sau thị trường Trung Quốc là Nga, chiếm 14% đạt 391,3 nghìn tấn, trị giá 123,7 triệu USD, giảm 12,11% về lượng và giảm 8,07% trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 8/2018 lượng phân bón nhập từ Nga giảm 3,31% về lượng và 10,32% trị giá, tương ứng với 21,5 nghìn tấn; 7,5 triệu USD; 350,09 USD/tấn. Nhưng nếu so với tháng 8/2017 thì tăng 47,3% về lượng và 54,01% trị giá, giá nhập bình quân tăng 4,55%.
Đối với các nước Đông Nam Á đứng thứ ba về lượng phân bón cung cấp cho Việt Nam, chiếm 13,8% đạt 387,9 nghìn tấn, trị giá 107,4 triệu USD, giảm 0,87% về lượng nhưng tăng 10,14% trị giá.
Ngoài ba thị trường chủ lực kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác nữa như: Canada, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Ấn Độ…. đặc biệt trong 8 tháng đầu năm nay thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam có thêm Ukraine với lượng nhập 100 tấn, trị giá 30,02 nghìn USD.
Nhìn chung, 8 tháng đầu năm nay lượng phân bón nhập về từ các thị trường đều sụt giảm số thị trường này chiếm tới 55,6%, trong đó giảm nhiều nhất là thị trường Hàn Quốc giảm 35,59%, thứ hai là Trung Quốc giảm 29,93% và kế đến là Lào giảm 28,37%. Ngược lại, thị trường với lượng nhập tăng trưởng chỉ chiếm 44,4%, trong đó được nhập nhiều từ thị trường Israel tăng 75,62% tuy chỉ đạt 111,8 nghìn tấn; tăng mạnh thứ hai là Malaysia tăng 38,54% đạt 105,6 nghìn tấn và Ấn Độ tăng 32,84% đạt 1,4 nghìn tấn.
10 thị trường chủ lực cung cấp phân bón 8T/2018
Thị trường | 8T/2018 | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Trung Quốc | 956.506 | 245.609.577 | -29,93 | -30,37 |
Nga | 391.352 | 123.739.227 | -12,11 | -8,07 |
Belarus | 174.366 | 47.665.363 | -14,25 | -8,86 |
Nhật Bản | 147.555 | 17.662.481 | -15,34 | -19,88 |
Indonesia | 143.062 | 40.206.105 | 13,03 | 23,79 |
Canada | 141.790 | 41.597.712 | 12,13 | 21,34 |
Israel | 111.818 | 35.865.073 | 75,62 | 80,85 |
Malaysia | 105.669 | 29.771.139 | 38,54 | 62,16 |
Lào | 104.546 | 24.820.688 | -28,37 | -20,25 |
Hàn Quốc | 85.284 | 36.907.657 | -35,59 | -28,65 |
(*Vinanet tính toán từ số liệu TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Trong 8 tháng đầu năm 2018, xuất siêu của việt Nam đã đạt con số kỷ lục 4,69 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay nhờ vào sự đóng góp của 10 nhóm hàng xuất khẩu, trong đó nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng.
Thép và sản phẩm từ sắt thép là hai mặt hàng có tốc độ tăng trưởng vượt trội về kim ngạch trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Myanmar trong 8 tháng 2018.
Trung Quốc luôn dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng giấy và sản phẩm từ giấy của Việt Nam thời gian gần đây. Nếu như năm 2017 kim ngạch xuất sang thị trường này đạt 113,9 triệu USD thì sang năm 2018, cụ thể là 8 tháng đầu năm 2018 đạt 37,4 triệu USD, chiếm 27% tỷ trọng.
Nhập khẩu khí đốt hóa lỏng 8 tháng đầu năm 2018 của cả nước tăng cả lượng và trị giá so với cùng kỳ. Dự báo, nhu cầu tiêu thụ khí tăng trưởng chậm lại do giá khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có xu hướng tăng dần…
Sau khi kim ngạch sụt giảm ở tháng 7/2018, thì nay sang tháng 8/2018 tốc độ xuất khẩu sản phẩm từ gốm sứ đã lấy lại đà tăng trưởng, tăng 0,5% đạt 39,8 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2018 lên 326,3 triệu USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước.
Chiếm 63,5% tỷ trọng, Trung Quốc đã trở thành nguồn cung chủ lực nhóm hàng nguyên phụ liệu dược phẩm cho Việt Nam tính đến hết tháng 8/2018.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2018 đã thu về trên 5 tỷ USD, tăng 14,9%, trong khi đó nhập khẩu đạt trên 1,4 tỷ USD, tăng 2,4%. Như vậy, tính đến hết tháng 8, mặt hàng này đã xuất siêu trên 4 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ 2017.
Nhập khẩu bông 8 tháng đầu năm 2018 tăng ở cả lượng và trị giá, trong đó Brazil và Hàn Quốc là hai thị trường có tốc độ tăng vượt trội.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả của Việt Nam ra thị trường nước ngoài 8 tháng đầu năm 2018 tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2017, ước đạt 2,69 tỷ USD, chiếm 1,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Đông Nam Á là thị trường có lượng phân bón nhập nhiều nhất từ thị trường Việt Nam, chiếm trên 60% tổng lượng xuất khẩu.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự