Trong 6 tháng đầu năm nay, thương mại 2 chiều Việt Nam - Hàn Quốc đạt 19,9 tỷ USD (tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2015).

Thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm nay, lượng thịt gà Mỹ nhập khẩu về Việt Nam đã lên đến 41.600 tấn, chiếm 61,3% tổng lượng thịt gà nhập khẩu
Thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm nay, lượng thịt gà Mỹ nhập khẩu về Việt Nam đã lên đến 41.600 tấn, chiếm 61,3% tổng lượng thịt gà nhập khẩu
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định phê duyệt Đề án quản lý nhập khẩu đến năm 2020 phù hợp với các cam kết quốc tế. Trong đó, một trong những biện pháp được đề cập là tăng cường xây dựng hàng rào kỹ thuật và kiểm dịch động thực vật để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
Ngành chăn nuôi trong nước đón nhận thông tin này như một tín hiệu lạc quan trong bối cảnh đang bị tấn công ồ ạt bởi hàng nhập khẩu, đặc biệt là bò Australia và gà Mỹ khiến ngành này điêu đứng.
Thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy, 6 tháng đầu năm nay, lượng thịt gà Mỹ nhập khẩu về Việt Nam đã lên đến 41.600 tấn, chiếm tới 61,3% tổng lượng thịt gà nhập khẩu. Riêng đùi gà nhập khẩu thì hàng Mỹ gần như độc quyền khi chiếm tới 98%. Trong khi đó, hiện có tới 30 quốc gia đang cấm nhập khẩu thịt gà Mỹ do cúm gia cầm.
Ông Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ cho biết: “Mỹ hiện nay có nhiều bang đang bị cúm gia cầm, những bang khác thì có thể nhập vào nhưng phải chứng minh được chất lượng, xuất xứ không đến từ những vùng có dịch”.
Thực tế nhiều nước ở châu Âu hiện đang cấm nhập khẩu thịt gà Mỹ vì chăn nuôi gà ở Mỹ có sử dụng các hóa chất mà châu Âu chưa cho phép. Hiệp hội chăn nuôi gia cầm cho rằng, trong thời gian tới, cần phải kiểm soát các chất kháng sinh trong sản phẩm nhập khẩu.
Ngoài ra, bảo vệ người tiêu dùng trong nước cần có quy định rõ ràng về xuất xứ, cho phép từ khi sản xuất đến khi hết hạn sử dụng là 6 tháng. Các nước khác muốn xuất hàng phải theo quy định này. Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, chỉ nên cho nhập nguyên con với gà nhập khẩu. Còn với thịt bò, phải có quy định giới hạn trọng lượng.
Các chuyên gia trong ngành chăn nuôi cũng cho rằng, cần tăng cường vai trò của chính những người chăn nuôi, người sản xuất khi xây dựng hàng rào kỹ thuật để vừa đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, nhưng cũng hỗ trợ chăn nuôi trong nước phát triển.
Trong 6 tháng đầu năm nay, thương mại 2 chiều Việt Nam - Hàn Quốc đạt 19,9 tỷ USD (tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2015).
Nhóm hàng điện thoại và linh kiện tiếp tục đóng vai trò quan trọng vào sự gia tăng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Cho đến nay, đây cũng được xem là nhóm sản phẩm hiếm hoi trong lịch sử xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đóng góp đến hơn 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Xuất khẩu gạo những năm gần đây liên tục sụt giảm, bị cạnh tranh gay gắt từ các thị trường
Kết thúc quý I/2016, xuất khẩu giấy và sản phẩm kim ngạch tăng 10% so với cùng kỳ quý I/2015. Quý II/2016, tốc độ tăng trưởng tiếp tục được duy trì, tăng 6% so với quý II/2016, đạt 252,4 triệu USD.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc đưa ra số liệu xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ trong tháng 7/2016.
Số liệu sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho biết, tháng 6/2016, cả nước đã xuất khẩu 41,5 triệu USD sản phẩm từ cao su, tăng 2,5% so với tháng liền kề trước đó – đây là tháng thứ hai kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tăng trưởng liên tiếp – nâng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ cao su 6 tháng đầu năm 2016 lên 222,4 triệu USD tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Sau 21 năm bình thường hóa, quan hệ hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả và ổn định. Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại, nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Điều này phản ánh nét tiêu biểu nhất trong quan hệ kinh tế hai nước cả về quy mô và gia tăng tốc độ phát triển kinh tế.
Gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong năm 2015, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,9 tỷ USD, đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 trên thế giới, sau Trung Quốc, Đức và Italia.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch XK mực, bạch tuộc của cả nước đạt 179,35 triệu USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Tính riêng tháng 6/2016, nhập khẩu cao su đạt 35,4 nghìn tấn, trị giá 57 triệu USD, giảm 0,6% về lượng, nhưng tăng 1,5% về trị giá so với cùng kỳ 2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự