Việt Nam nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện chủ yếu từ các nước Đông Nam Á và Trung Quốc; trong đó, nhập nhiều nhất từ thị trường Đông Nam Á 1,12 tỷ USD.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu trên 29 triệu tấn xi măng và clinker, thu về 1,13 tỷ USD, tăng rất mạnh 63,9% về lượng và tăng 84% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017. Giá xuất khẩu tăng 10,9%, đạt trung bình 38,9 USD/tấn.
Riêng tháng 11/2018 xuất khẩu giảm nhẹ 3,1% về lượng và giảm 2,9% về kim ngạch so với tháng 10/2018, đạt 2,78 triệu tấn, tương đương 117,5 triệu USD, nhưng so với cùng tháng năm 2017 thì tăng mạnh 15,3% về lượng và tăng 41,1% về kim ngạch.
Xuất khẩu xi măng clinker sang thị trường Trung Quốc tăng đột biến gấp 20,4 lần về lượng và tăng gấp 25 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017, đưa Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất tiêu thụ xi măng clinker của Việt Nam, chiếm tới 30,2% trong tổng lượng và chiếm 28,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu xi măng và clinhker của cả nước, đạt 8,75 triệu tấn, tương đương 321,63 triệu USD.
Xi măng clinker xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á nói chung chiếm 24,8% trong tổng lượng và chiếm 29,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 7,2 triệu tấn, tương đương 332,31 triệu USD, tăng tương đối cao 42,4% về lượng và tăng 49,7% về kim ngạch so với cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu sang Philippines 6,03 triệu tấn, trị giá 282,27 triệu USD (tăng 42,2% về lượng và tăng 51,4% về kim ngạch) và xuất khẩu sang Malaysia 0,76 triệu tấn, trị giá 26,66 triệu USD (tăng 75,2% về lượng và tăng 94% về kim ngạch); xuất sang Campuchia 0,28 triệu tấn, trị giá 14,59 triệu USD (tăng 36% về lượng và tăng 34% về kim ngạch).
Xuất khẩu sang thị trường Bangladesh chiếm 21,2% trong tổng lượng và chiếm 18,2% trong tổng kim ngạch, đạt 6,16 triệu tấn, tương đương 205,29 triệu USD (giảm 13,5% về lượng và giảm 1,9% về kim ngạch).
Trong 11 tháng đầu năm 2018, ngoài 2 thị trường Trung Quốc và Malaysia tăng rất mạnh như trên, xuất khẩu xi măng còn sang thị trường Peru cũng được chú ý bởi mức tăng 95,9% về lượng và tăng 90% về kim ngạch, đạt 1,03 triệu tấn, tương đương 46,87 triệu USD; ngược lại, xuất khẩu sang Myanmar sụt giảm rất mạnh 99% về lượng và giảm 96,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 216 tấn, tương đương 32.400 USD; Bên cạnh đó, xuất khẩu sang SraLanka, Mozambique và Australia cũng giảm mạnh, với mức giảm tương ứng 69,2%, 65% và 56,6% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu xi măng, clinker 11 tháng đầu năm 2018
Thị trường | 11T/2018 | +/- so với cùng kỳ (%) * | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 29.003.028 | 1.128.523.941 | 65,93 | 84 |
Trung Quốc | 8.745.379 | 321.628.637 | 1,940,50 | 2,395,27 |
Bangladesh | 6.156.161 | 205.290.091 | -13,45 | -1,9 |
Philippines | 6.029.417 | 282.267.437 | 42,24 | 51,4 |
Đài Loan (TQ) | 1.445.828 | 50.116.157 | 28,3 | 46,96 |
Peru | 1.026.462 | 46.872.471 | 95,85 | 89,87 |
Malaysia | 761.706 | 26.664.749 | 75,16 | 94,07 |
Campuchia | 282.911 | 14.591.875 | 35,98 | 33,96 |
Chile | 211.705 | 7.058.910 |
|
|
Mozambique | 156.120 | 5.136.461 | -68,62 | -65,1 |
Kenya | 141.864 | 4.542.966 | -25,37 | -18,97 |
Sri Lanka | 128.059 | 4.230.609 | -72,12 | -69,23 |
Lào | 126.700 | 8.728.198 | -16,02 | -12,15 |
Australia | 108.014 | 5.399.823 | -70,65 | -56,56 |
Saudi Arabia | 51.212 | 2.208.507 |
|
|
Myanmar | 216 | 32.400 | -99,06 | -96,85 |
Indonesia | 14 | 30.276 |
|
|
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Việt Nam nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện chủ yếu từ các nước Đông Nam Á và Trung Quốc; trong đó, nhập nhiều nhất từ thị trường Đông Nam Á 1,12 tỷ USD.
Thái Lan là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khu vực ASEAN, hiện chiếm 30% kim ngạch thương mại Việt Nam - ASEAN và 4% kim ngạch thương mại Việt Nam với thế giới. Về xuất khẩu (XK), năm 2017 Việt Nam XK 4,8 tỷ USD sang Thái Lan, dự kiến năm 2018 sẽ đạt 5,7 tỷ USD, chiếm 2,2% thị phần nhập khẩu của Thái Lan.
Xu hướng chi tiêu chăm sóc sức khỏe, cũng như chuyển dịch từ thuốc ngoại sang thuốc nội đang tăng. Điều này được thể hiện trong kim ngạch nhập khẩu dược phẩm 11 tháng đầu năm 2018 gần như không đổi so với năm 2017 tương ứng với 2,54 tỷ USD, riêng tháng 11/2018 đã nhập 249,16 triệu USD, tăng 6,3% so với tháng 10/2018.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng các loại về Việt Nam trị giá 30,66 tỷ USD, chiếm 14,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước, giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong những năm gần đây, quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng ổn định, với kim ngạch thương mại hai chiều trong 5 năm gần đây tăng trung bình trên 20%/năm.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2018 kim ngạch xuất khẩu rau quả ra thị trường nước ngoài đạt 3,52 tỷ USD, tăng 10,9% so với 11 tháng đầu năm 2017.
Kim ngạch nhập khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm 2018 đạt 1,57 tỷ USD, tăng 20,8% so với 11 tháng đầu năm 2017.
Trung Quốc là thị trường Việt Nam nhập khẩu nhiều phân bón nhất, 11 tháng đầu năm 2018 chiếm tới 48% thị phần.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, hàng xuất khẩu Việt Nam như sắt, thép, đồ gia dụng, điện tử… dính líu đến các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của WTO ngày càng tăng.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, năm 2018 đơn vị này phát hiện, bắt giữ, xử lý 16.633 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực hải quan, tăng 9,54% so với cùng kỳ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự