Sản phẩm chế biến từ trái cây Việt đơn điệu, bao nhiêu năm vẫn chỉ quanh quẩn với mít, nhãn… sấy khô.

Khoảng 1 tuần trở lại đây, phía Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu lợn mỡ (lợn có trọng lượng trên 100kg) theo đường tiểu ngạch khiến mặt hàng này bị dồn ứ tại các cửa khẩu phía Bắc. Đáng nói, tình trạng trên mới chỉ diễn ra khoảng 1 tuần mà giá lợn hơi đã rớt mạnh so với trước đó. Đây là diễn biến đã được cảnh báo từ trước.
Đột ngột dừng mua
Ghi nhận tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc cho thấy, khoảng 1 tuần trở lại đây, các thương lái Trung Quốc đã tạm dừng nhập khẩu lợn mỡ của Việt Nam. Nguyên nhân được cho là phía Trung Quốc tăng cường kiểm dịch đối với mặt hàng thực phẩm vào nội địa.
Việc dừng đột ngột không thông báo trước này khiến một lượng lớn lợn thịt bị ùn ứ tại cửa khẩu và các điểm trung chuyển như Bắc Giang, Hà Nam. Hệ quả, giá thịt lợn tại các tỉnh phía Bắc cũng như tại vựa chăn nuôi lớn ở Đồng Nai, Bình Dương giảm mạnh. Cụ thể, giá lợn hơi ngày 14-5 chỉ còn 50.000-51.000 đồng/kg, thậm chí một số tỉnh như Bắc Giang, Hà Nam, Bắc Ninh... đã giảm xuống dưới 50.000 đồng/kg, giảm từ 7.000-8.000 đồng/kg so với khoảng 1 tuần trước.
Tại hầu hết các cửa khẩu, lối mở ở Trùng Khánh (Cao Bằng), Na Hình (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn); Chi Ma (huyện Lộc Bình), Bình Nghi (huyện Tràng Định), Bản Chắt (huyện Đình Lập) của Lạng Sơn, thương lái đã dừng xuất khẩu lợn mỡ, duy chỉ có cửa khẩu Móng Cái vẫn xuất được hàng đi nhưng lượng ít hơn.
Theo đại diện cửa khẩu Chi Ma, từ đầu tháng 5, số lượng lợn từ Việt Nam bán qua Trung Quốc giảm mạnh, chỉ còn khoảng 3-5 xe/ngày. Ở thời điểm hiện tại, phía Trung Quốc đã dừng hẳn việc nhập khẩu lợn thịt qua Chi Ma. Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, từ nhiều năm nay việc xuất khẩu lợn đều do phía Trung Quốc điều tiết.
Những ngày vừa qua, khi phía Trung Quốc ngừng mua lợn ở các cửa khẩu lối mở, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã khuyến cáo thương lái, các chủ hàng ngừng vận chuyển lợn lên Lạng Sơn nhằm tránh tình trạng dồn ứ, xe phải quay đầu về nội địa mà tốn kém, gánh lỗ nặng. Đây không phải lần đầu tiên xảy ra tình trạng phía Trung Quốc đột ngột dừng thu mua nông lâm sản của Việt Nam gây tình trạng ùn ứ tại cửa khẩu và nội địa.
Đại diện Sở NN&PTNT Bắc Giang thông tin, việc Trung Quốc dừng mua lợn ở biên giới Lạng Sơn khiến lượng lợn thịt nội địa bị ùn ứ theo, đặc biệt tại các điểm trung chuyển, thu gom lợn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, hiện số lợn còn tồn chưa thể xử lý hết. Cũng theo Sở NN&PTNT Bắc Giang thông tin, giá lợn hơi ở Bắc Giang đã giảm khoảng 5.000 đồng/kg so với trước đó. Nếu phía Trung Quốc tiếp tục kéo dài việc dừng mua, giá lợn sẽ còn rớt mạnh.
Giá sẽ còn đi xuống
Tại khu vực phía Nam, đại diện trạm kiểm dịch động vật Ông Đồn (Xuân Lộc, Đồng Nai) thông tin, khoảng 3 ngày trở lại đây, do Trung Quốc đóng cửa khẩu ngưng nhập lợn hơi nên không có chuyến xe nào chở lợn ra phía Bắc. Trước đó, trung bình mỗi ngày có từ 15-20 xe, giai đoạn cao điểm mỗi ngày có khoảng 50-60 xe, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trong khi đó, thông tin từ Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết, thời gian qua, giá lợn tăng cao, người chăn nuôi ở Đồng Nai đua nhau đầu tư mở rộng chăn nuôi với tổng đàn tăng từ 30-40% so với cùng kỳ năm ngoái. Khi Trung Quốc dừng mua đột ngột, một lượng lớn lợn hơi do người chăn nuôi giữ để đạt trọng lượng trên 100kg xuất bán Trung Quốc hiện rất khó tiêu thụ ở thị trường trong nước và giá cũng không cao.
Theo tính toán của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, chỉ trong khoảng 1 tuần Trung Quốc dừng mua lợn, Đồng Nai đã tồn từ 15.000-20.000 con lợn mỡ (thị trường trong nước gọi là lợn quá trọng lượng). Do đó, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai khuyến cáo, người dân không nên tiếp tục giữ đàn, tăng trọng lượng lợn đề phòng phía Trung Quốc đóng cửa khẩu kéo dài.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, Cục đã rất nhiều lần cảnh báo, khuyến nghị bà con chăn nuôi không nên chạy theo các thương lái Trung Quốc mà mở rộng chuồng trại nhưng vì lợi nhuận trước mắt nên nhiều người chăn nuôi vẫn nhắm mắt chạy theo.
Cục Chăn nuôi cho biết, trong khoảng 3-5 tháng tới, số lợn đang nuôi hiện tại sẽ xuất chuồng, nếu phía Trung Quốc tiếp tục không mua, dự báo giá sẽ càng giảm mạnh, nguy cơ người chăn nuôi bị thua lỗ nặng sẽ khó tránh khỏi.
Sản phẩm chế biến từ trái cây Việt đơn điệu, bao nhiêu năm vẫn chỉ quanh quẩn với mít, nhãn… sấy khô.
Trước dự báo sức mua sản phẩm điện lạnh sẽ tăng trong mùa hè năm nay, nhiều siêu thị điện máy đang tích cực chạy đua giành thế chủ động với hàng loạt chiến lược cạnh tranh bài bản nhằm kích cầu thị trường.
Dù có giá cao hơn nhiều sản phẩm trong nước nhưng trái cây Thái Lan vẫn vượt mặt Trung Quốc tràn vào Việt Nam.
Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú cho rằng trong câu chuyện doanh nghiệp để mất thị phần trong bán lẻ nguyên nhân chính là người Việt tự hại người Việt.
Việc tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với thép không gỉ được xem là biện pháp hữu hiệu bảo vệ sản xuất trong nước, song có nhiều ý kiến cho rằng, điều này sẽ là gánh nặng cho các nhà sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng sẽ là đối tượng gánh chịu tất cả.
Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), cho hay với tình hình giá thép nguyên liệu và thành phẩm trên thế giới đang có xu hướng tăng mạnh, dự kiến thép trong nước sẽ có những động thái tăng giá trong thời gian tới.
Tính đến thời điểm hiện tại, người Thái đã sở hữu trong tay 4 chuỗi siêu thị lớn bậc nhất Việt Nam, chiếm 70% thị trường bán lẻ trong siêu thị Việt Nam.
Các doanh nghiệp sơn có vốn đầu tư nước ngoài đang mạnh dạn đầu tư để đón nhu cầu từ các dự án bất động sản tại Việt Nam. Trái lại, khối doanh nghiệp trong nước có vẻ im ắng hơn, dù có vài điểm sáng, nhưng chưa đủ tạo thế cân bằng trên thị trường.
Dư địa mở rộng thị phần, nhu cầu tiêu dùng tăng, công nghệ thay đổi tạo nhu cầu mới … cho thấy ngành bán lẻ công nghệ Việt Nam vẫn là “mỏ vàng” cho các nhà bán lẻ như FPT Shop, Thế giới di động, … tiếp tục đầu tư và tăng trưởng.
Sau sự kiện Tập đoàn Central (Central Group) của ông tỉ phú Thái, nhiều người cho rằng, người Thái là nguyên nhân khiến hàng Việt Nam đã, đang và sẽ rớt dần khỏi quầy kệ của kênh bán lẻ hiện đại. Vậy nhưng, quy luật thị trường không đơn giản như vậy!
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự