Khi bánh kẹo Kinh Đô đã thuộc sở hữu Mondelez, các doanh nghiệp bánh kẹo nội địa đã không còn đối trọng nào để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Các ông chủ nước ngoài sản xuất xe máy tại Việt Nam tiếp tục đề xuất dỡ bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 20% đối với xe máy phân khối lớn từ 125cc đến dưới 175cc. Nếu việc này thành hiện thực thì dòng xe "hót" như SH có giá gần 100 triệu hiện nay sẽ giảm mạnh.
Tham luận gửi tới Diễn đàn VBF, nhóm Công tác công nghiệp ô tô và xe máy tiếp tục đề nghị: “không nên xếp dòng xe máy từ trên 125 đến dưới 175 phân khối vào nhóm hàng xa xỉ để liệt nhóm này vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Chỉ nên coi các dòng xe máy này là phương tiện giao thông thông thường và không thuộc đối tượng thuế TTĐB như ở Thái Lan, Malaisia".
Kiến nghị này nêu các cơ sở đề xuất, về mặt kỹ thuật và công nghệ, cấu trúc và việc sử dụng các xe máy trên 125 đến dưới 175 phân khối, cụ thể là các xe 135 và 150 phân khối đang có mặt trên thị trường hiện nay không khác biệt nhiều so với xe 125 phân khối, ngoại trừ dung tích xy lanh.
Điều này cũng thể thấy rõ trong việc phân loại các dòng xe máy để cấp bằng lái xe theo quy định ở Việt Nam. Chẳng hạn như xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 đến dưới 175 phân khối cùng hạng mục xe phổ thông A1. Hạng mục A2 chỉ áp dụng đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 phân khối trở lên.
Nhóm này cũng lo ngại, từ khi thuế TTĐB được áp dụng kể từ năm 2008 cho các dòng xe máy này, khách hàng đã trở nên e dè khi lựa chọn dòng xe gắn máy trên 125 phân khối. Trên thực tế, số lượng bán của dòng xe này giảm đáng kể trong khi các dòng xe này đã từng có thị trường khá lớn tại Việt Nam vì có cấu trúc phù hợp với cộng đồng và cơ sở hạ tầng giao thông của các quốc gia Châu Á.
Theo đó, việc áp dụng thuế TTĐB đối với các dòng xe máy 130 và 150 phân khối không đóng góp bổ sung thêm nhiều vào Ngân sách Nhà nước, mặt khác lại làm thất thu một phần không nhỏ nguồn thuế giá trị gia tăng vì số lượng bán ra của các dòng xe này bị giảm mạnh.
"Chúng tôi cũng đã không dám mạnh dạn đầu tư vào việc sản xuất dòng xe máy có dung tích xy lanh trên 125 phân khối này", nhóm công tác khẳng định.
Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Bộ Tài chính đã trình dự thảo Luật sửa đổi 3 Luật liên quan đến thuế gồm Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý Thuế. Bộ này chỉ đề nghị điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô và motorhome. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe máy phân khối lớn từ 125cc-275cc vẫn giữ nguyên là 20%.
Nhóm công tác ô tô xe máy đã đề nghị không đánh thuế TTĐB đặc biệt hoặc xem xét giảm mức thuế suất thuế TTĐB áp dụng cho xe trên 125 khối trên theo một lộ trình trong vài năm, sau đó tiến tới xóa bỏ hẳn mặt hàng xe máy trên 125 phân khối.
Thứ trưởng Bộ Tài chính, bà Vũ Thị Mai chia sẻ tại VBF cho biết, đây là loại xe mô tô có giá trị lớn, chỉ có một số người có khả năng mua, sử dụng. Do đó cần đưa vào đối tượng chịu thuế TTĐB nhằm hạn chế việc sử dụng rộng rãi xe phân khối lớn và giảm ô nhiễm môi trường.
Bà Mai khẳng định chủ trương của Bộ Tài chính là vẫn tiếp tục thực hiện như chính sách hiện nay.
Hiện nay, thị trường xe máy Việt Nam được thống lĩnh bởi 5 ông lớn đến từ nước ngoài gồm Honda, Yamaha, Piagio, Suzuki, SYM. Trong đó, Honda chiếm thị phần lớn nhất. Các mẫu xe phân khối lớn thông dụng có thể kể tên như xe SH 125 và 150 cc của Honda, Exiter 150, FZ150i của Yamaha, Hayabusa, Gladius của Suzuki...
Mức giá bán lẻ được niêm yết dao động thấp nhất cho các mẫu xe phân khối từ 125cc- 175 cc vào khoảng 50 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng/xe. Xe phân khối lớn hơn chủ yếu là xe nhập khẩu với mức giá có thể lên tới 430 triệu đồng, cao hơn cả 1 chiếc ô tô dung tích nhỏ.
Khi bánh kẹo Kinh Đô đã thuộc sở hữu Mondelez, các doanh nghiệp bánh kẹo nội địa đã không còn đối trọng nào để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Trong khi những thông tin về thực phẩm bẩn liên tiếp được đưa ra, thì tại nhiều nơi vẫn tồn tại một nghịch lý là nguồn nông sản sạch, nông sản hữu cơ vẫn "bí" đầu ra do không tìm được thị trường tiêu thụ.
Gà Mỹ, bò Úc, Brazil, trâu Ấn Độ, sụn non Tây Ban Nha… có giá rẻ hơn thịt nội, đang được nhiều đơn vị chào bán trong siêu thị, trên mạng, và cả ngoài chợ.
Mấy ngày nay, giá sầu riêng vụ nghịch ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bất ngờ giảm hơn 30.000 đồng/kg khiến nhiều nhà vườn thất thu. Theo nhiều nông dân, sầu riêng chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc nên thương lái ngưng thu nên giá bất ngờ giảm mạnh.
Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam nhận định vụ mùa năm nay là vụ cà phê "đau buồn" không chỉ của người nông dân mà cả doanh nghiệp xuất khẩu.
Độc quyền làm giá tôm hùm Việt Nam, thương lái Trung Quốc liên tục giở các trò "ma", ngang nhiên ép giá một cách vô lý.
Mặt hàng gia vị đang phải “nhường sân nhà” cho hàng ngoại nhập.
Hàng triệu tấn sắt thép từ Trung Quốc với giá rẻ nhập ồ ạt vào VN thời gian qua đã khiến ngành công nghiệp thép trong nước điêu đứng.
Tại hội thảo 'Hàng giả, hàng lậu và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để hội nhập và phát triển bền vững' do Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM phối hợp với Công ty CP phát triển khoa học công nghệ Vina (Vina CHG) tổ chức tại TP.HCM ngày 26.11, nhiều chuyên gia đã cảnh báo như vậy.
Người tiêu dùng Việt trở thành nạn nhân của hành vi sản xuất, kinh doanh tôn giả, nhiều khi họ bị “móc túi” mà không hề hay biết.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự