Cục Quản lý giá (Bộ tài chính) vừa thông tin về tình hình giá cả thị trường tháng 4/2016, trong đó cho biết, tháng 4/2016 là tháng 4 có chỉ số giá tăng cao nhất trong bốn năm trở lại đây.

Trong năm 2016, ngành thuốc lá dự báo sẽ vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần tìm hướng đi mới như tìm kiếm và phát triển thị trường xuất khẩu cho sản phẩm. Sản lượng thuốc lá ước tính sản xuất trong năm 2016 đạt khoảng 5.539 triệu bao, giảm 7,2% so với ước thực hiện năm 2015.
Hơn nữa, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá điếu được dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên và việc thuốc lá nhập lậu có xu hướng tăng cũng sẽ gây khó khăn cho ngành này.
Bộ Công Thương cho biết, diễn biến trên sẽ là thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá nội địa và đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng chuyển sản xuất và xuất khẩu theo hướng hợp tác sản xuất thuốc lá tại nước ngoài. Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần tìm kiếm và phát triển thị trường xuất khẩu cho sản phẩm.Song song với việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc lá cần tiếp tục phối hợp với cơ quan quản lý thị trường và địa phương ngăn chặn tình trạng buôn lậu thuốc lá ngoại qua biên giới. Đặc biệt, ngành cần ngăn chặn buôn lậu thuốc lá tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ.
Với những khó khăn trên, sản lượng sản xuất thuốc lá trong năm 2016 dự kiến sẽ giảm. Theo Bộ Công Thương, sản lượng thuốc lá ước tính sản xuất trong năm 2016 đạt khoảng 5.539 triệu bao, giảm 7,2% so với ước thực hiện năm 2015.
Được biết, sản lượng thuốc lá tháng 8 năm 2015 ước đạt 441,5 triệu bao, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 8 tháng, sản lượng thuốc lá ước đạt 3.363 triệu bao, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2014.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)
Cục Quản lý giá (Bộ tài chính) vừa thông tin về tình hình giá cả thị trường tháng 4/2016, trong đó cho biết, tháng 4/2016 là tháng 4 có chỉ số giá tăng cao nhất trong bốn năm trở lại đây.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa công bố trong tháng 4 hơn 1,3 triệu tấn sản phẩm thép các loại được bán ra, trong đó có hơn 191 nghìn tấn thép được xuất khẩu, tăng 48,8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên so với tháng trước lượng bán thép giảm 20%.
Hàng Việt đang dần ra khỏi Big C vì mức chiết khấu quá cao. Xuất khẩu hàng sang Thái Lan.
Ngoài mức chiết khấu 25%, các hệ thống siêu thị ngoại tại Việt Nam đang bị nhà phân phối trong nước phàn nàn về những rào cản, gây khó cho hàng nội.
Thay vì mua hàng Nhật xách tay, người tiêu dùng đã có thể mua hàng Nhật dễ dàng hơn tại các siêu thị khi lượng hàng Nhật xuất hiện nhiều hơn trên các kệ hàng và các chuỗi siêu thị bán hàng Nhật nội địa.
Cuộc đổ bộ của hàng loạt siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ từ tập đoàn của Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật, Pháp, Mỹ... đang kéo theo hàng hóa mang nhãn mác nước ngoài tràn vào, thay thế dần sản phẩm trong nước.
Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM cho rằng hàng Việt và cả hàng Nhật, Hàn Quốc đều khó có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của Thái Lan tại thị trường Việt Nam.
Đến thời điểm cuối năm 2015, theo Bộ Công thương, tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt hơn 4,5 triệu tấn – tăng 118% so cùng kỳ năm ngoái.
Giá các loại thịt lợn bán tại chợ đồng loạt tăng. Thậm chí, có loại tăng lên 10.000-20.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây 1 tháng.
Kỳ nghỉ lễ kéo dài tới bốn ngày nhưng sức mua ghi nhận tại nhiều nơi ở TP.HCM vẫn rất chậm, chủ yếu do nhiều người nghỉ lễ đi chơi xa hoặc tiết kiệm chi phí khi giá hàng hóa đang có xu hướng tăng nhẹ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự