tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Rủi ro với chuỗi sản phẩm Việt

  • Cập nhật : 07/07/2016

FDI gần như không còn rào cản nào khi thâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam

Xuất khẩu nguyên liệu thô vẫn là chủ đạo. Liên kết giữa các DN có cùng lợi ích rất lỏng lẻo. Đó là những điểm yếu của chuỗi sản phẩm Việt Nam mà lâu nay đã được chỉ ra. Tuy nhiên, vấn đề có thể còn xấu đi hơn nữa nếu hệ thống phân phối bán lẻ dần bị lấn át bởi các DN nước ngoài đưa hàng ngoại vào tiêu thụ ngay tại thị trường nội địa. Trong bối cảnh hội nhập, nguy cơ đó lại càng lớn hơn.

Lo ngại này đã được đưa ra thảo luận tại Toạ đàm tham vấn “Nhận diện các rủi ro về chính sách đối với ngành bán lẻ trong bối cảnh hội nhập TPP và EVFTA”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam tổ chức ngày 6/7.

Hàng rào cuối sẽ nhanh chóng vô hiệu

Theo VCCI, về tổng thể, ngành bán lẻ đang chiếm một lực lượng đáng kể trong nền kinh tế. Đây chắc chắn là ngành kinh doanh có số lượng chủ thể kinh doanh và lao động cao nhất trong tất cả các ngành nghề. Vì vậy, ngành bán lẻ Việt Nam đang đóng góp tỷ lệ đáng kể vào tổng số các DN, cơ sở kinh doanh cá thể và giải quyết việc làm cho khoảng 3-4 triệu lao động Việt Nam.

Hơn thế nữa, với vai trò là đầu ra, ngành bán lẻ, đặc biệt là mảng bán lẻ hàng hoá còn là khâu quan trọng của toàn bộ chuỗi sản xuất. Do đó sự phát triển của ngành bán lẻ cũng đồng thời quyết định một phần không nhỏ tới hiệu quả, lợi nhuận và sự phát triển của hầu hết các ngành sản xuất trong nền kinh tế.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Vấn đề hiện nay của ngành bán lẻ giống với nhiều lĩnh vực khác, khi nhóm các chủ thể có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm một lượng rất nhỏ nhưng lại có doanh thu và hiệu quả kinh doanh lớn hơn nhiều so với mặt bằng chung.

i nhập, VCCI cho biết, hiện nay Việt Nam vẫn còn một công cụ cuối cùng để hạn chế các nhà bán lẻ nước ngoài thành lập thêm cơ sở, đó là kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Theo đó, một DN bán lẻ muốn mở thêm điểm bán lẻ tại địa phương bất kỳ sẽ phải trải qua thủ tục này để xem xét cấp phép. Tuy nhiên, chỉ 5 năm sau khi TPP và EVFTA có hiệu lực, theo đúng cam kết, công cụ này cũng sẽ hoàn toàn bị vô hiệu hoá.

Bên cạnh đó, theo bà Trang “trên thực tế nhiều địa phương vì nhu cầu thu hút FDI nên thời gian qua đã tiến hành kiểm tra nhu cầu kinh tế đối với DN FDI cực kỳ dễ dàng, thậm chí thuận lợi hơn so với DN trong nước”. Điều này khiến DN bán lẻ FDI, trên thực tế đã gần như không còn rào cản nào khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Hàng nhập khẩu ngày càng lấn át

Một cảnh báo khác cũng được Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) đưa ra. Kết quả điều tra của AVR cho thấy một số tín hiệu đáng lo ngại về mức độ thuận lợi của các nguồn hàng nội địa trong đánh giá của các nhà bán lẻ. Về mặt logic, nguồn cung hàng nội địa được suy đoán là phải rất thuận lợi, bởi việc kết nối giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất (hoặc trung gian) ở Việt Nam rõ ràng là dễ dàng hơn, cũng có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên thực tế lại khác.

TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch AVR dẫn kết quả khảo sát, khi được hỏi về mức độ thuận lợi của việc mua hàng có nguồn gốc nội địa, chỉ có 50,72% các DN đánh giá là thuận lợi, trong khi 34,78% đánh giá ở mức bình thường, số còn lại cho rằng khó khăn. Nói cách khác, mặc dù mua hàng trực tiếp tại nguồn, ở chính thị trường nội địa, với chính các DN bán lẻ Việt Nam cũng không hẳn đã hoàn toàn dễ dàng.

Việc mua hàng nội địa gián tiếp qua các khâu trung gian thậm chí còn khó khăn hơn, bà Loan bổ sung. Có tới trên 23% số DN cho rằng việc mua hàng nội qua trung gian là khó khăn, số đánh giá mua qua nguồn này dễ dàng cũng chỉ chiếm có 23%. AVR phân tích, việc các DN bán lẻ được điều tra ít sử dụng nguồn này (chỉ chiếm có 4% tỷ trọng nguồn hàng), và đánh giá thấp tính thuận tiện của nguồn này càng khẳng định thực tế đang có vấn đề lớn về thị trường trong lưu thông hàng hoá và phân phối ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, hàng nhập khẩu hiện đang chiếm khoảng 30% nguồn cung hàng hoá của nhóm DN bán lẻ. Tuy mới chỉ bằng một nửa tỷ trọng của hàng nội địa, song từ góc độ lợi thế so sánh thì rõ ràng tỷ trọng của hàng nhập khẩu là rất đáng kể. Bởi trên thực tế hàng nhập khẩu vốn gặp phải nhiều bất lợi để có thể hiện diện ở hệ thống bán lẻ nếu so với hàng nội địa, do chi phí vận chuyển, thủ tục hải quan, thủ tục kiểm tra chuyên ngành…

Ngoài ra, hàng nhập khẩu đang ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Việt Nam thông qua các nhà phân phối nước ngoài gia nhập thị trường bán lẻ, qua việc gỡ bỏ thuế quan theo lộ trình cam kết, đặc biệt là ưu thế của hàng nhập khẩu trong tâm lý tiêu dùng của người dân… “Các DN hiện nay thậm chí còn cho rằng mua hàng nhập khẩu qua trung gian còn dễ dàng hơn mua hàng nội địa qua trung gian”, bà Loan lưu ý.

Do vậy, việc hàng hoá nhập khẩu sẽ từng bước mở rộng tỷ trọng trong các nguồn cung của ngành bán lẻ Việt Nam là việc có thể dự đoán được. Tuy nhiên quá trình này nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có việc các DN sản xuất nội địa có biện pháp gì để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như cải thiện trong hệ thống logistic, lưu chuyển hàng hoá trên thị trường.


Ngọc Khanh
(Thời báo Ngân hàng)

Trở về

Bài cùng chuyên mục