Dư địa mở rộng thị phần, nhu cầu tiêu dùng tăng, công nghệ thay đổi tạo nhu cầu mới … cho thấy ngành bán lẻ công nghệ Việt Nam vẫn là “mỏ vàng” cho các nhà bán lẻ như FPT Shop, Thế giới di động, … tiếp tục đầu tư và tăng trưởng.

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Abdullah el-Badri nhận định thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ cân bằng hơn trong năm 2016 do sản lượng của các nhà sản xuất ngoài OPEC bắt đầu đi xuống và nhu cầu tăng lên.
Phát biểu tại một hội nghị về dầu mỏ và khí đốt diễn ra ngày 11/10 ở Kuwait, ông el-Badri cho biết: "OPEC dự báo thị trường dầu mỏ thế giới sẽ ổn định và cân bằng hơn trong năm tới. Sản lượng của các nhà sản xuất ngoài OPEC đã giảm trong những tháng gần đây, trong khi nhu cầu thế giới có dấu hiệu phục hồi."
Tuy nhiên, ông el-Badri khẳng định thị trường hiện vẫn đang trong tình trạng dư cung và sự ổn định là tối quan trọng trong bối cảnh giá dầu đã giảm gần 60% kể từ tháng 6/2014.
Quan chức này dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng lên 110 triệu thùng/ngày vào năm 2040, từ khoảng 93 triệu thùng/ngày hiện nay, song cho rằng triển vọng này đòi hỏi phải có khoản đầu tư lên tới 10.000 tỷ USD trong 25 năm tới.
Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Qatar Mohammed Bin Saleh al-Sada đồng thời giữ chức quyền Chủ tịch OPEC, đánh giá rằng giá dầu hiện đã chạm đáy và có thể sẽ phục hồi vào năm 2016.
Ông el-Badri cho biết thêm, một cuộc họp cấp chuyên viên giữa các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/10 để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường. OPEC sẵn sàng hợp tác với các nhà sản xuất ngoài khối để giải quyết vấn đề dư thừa nguồn cung.
Tổng thư ký OPEC cho biết sản lượng dầu thô của các nhà sản xuất ngoài khối đã tăng 6 triệu thùng/ngày trong vòng 6 năm qua và đây là nguyên nhân then chốt gây biến động thị trường hiện nay./.
Dư địa mở rộng thị phần, nhu cầu tiêu dùng tăng, công nghệ thay đổi tạo nhu cầu mới … cho thấy ngành bán lẻ công nghệ Việt Nam vẫn là “mỏ vàng” cho các nhà bán lẻ như FPT Shop, Thế giới di động, … tiếp tục đầu tư và tăng trưởng.
Sau sự kiện Tập đoàn Central (Central Group) của ông tỉ phú Thái, nhiều người cho rằng, người Thái là nguyên nhân khiến hàng Việt Nam đã, đang và sẽ rớt dần khỏi quầy kệ của kênh bán lẻ hiện đại. Vậy nhưng, quy luật thị trường không đơn giản như vậy!
Cục Quản lý giá (Bộ tài chính) vừa thông tin về tình hình giá cả thị trường tháng 4/2016, trong đó cho biết, tháng 4/2016 là tháng 4 có chỉ số giá tăng cao nhất trong bốn năm trở lại đây.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa công bố trong tháng 4 hơn 1,3 triệu tấn sản phẩm thép các loại được bán ra, trong đó có hơn 191 nghìn tấn thép được xuất khẩu, tăng 48,8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên so với tháng trước lượng bán thép giảm 20%.
Hàng Việt đang dần ra khỏi Big C vì mức chiết khấu quá cao. Xuất khẩu hàng sang Thái Lan.
Ngoài mức chiết khấu 25%, các hệ thống siêu thị ngoại tại Việt Nam đang bị nhà phân phối trong nước phàn nàn về những rào cản, gây khó cho hàng nội.
Cuộc đổ bộ của hàng loạt siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ từ tập đoàn của Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật, Pháp, Mỹ... đang kéo theo hàng hóa mang nhãn mác nước ngoài tràn vào, thay thế dần sản phẩm trong nước.
Khi doanh nghiệp bán lẻ Việt nhỏ dần, nơi bám víu của doanh nghiệp sản xuất cũng sẽ ít đi và dần lệ thuộc vào doanh nghiệp bán lẻ ngoại.
Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM cho rằng hàng Việt và cả hàng Nhật, Hàn Quốc đều khó có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của Thái Lan tại thị trường Việt Nam.
Đến thời điểm cuối năm 2015, theo Bộ Công thương, tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt hơn 4,5 triệu tấn – tăng 118% so cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự