Thị trường sữa và sản phẩm sữa 4 tháng đầu năm 2016 nhìn chung ổn định.

Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú cho rằng trong câu chuyện doanh nghiệp để mất thị phần trong bán lẻ nguyên nhân chính là người Việt tự hại người Việt.
Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết, thị trường bán lẻ Việt Nam rất tiềm năng, cơ cấu dân số tiêu dùng trẻ, sức mua tốt nhưng doanh nghiệp nội đang thua bởi chuyển mình quá chậm khi sức ép hội nhập của các doanh nghiệp nước ngoài mạnh về vốn, về công nghệ, quảng bá tiếp thị. Bên cạnh đó, vai trò dẫn dắt của các công lớn, các tập đoàn bán lẻ còn chưa tốt.
Ông Phú cho rằng, một số siêu thị chỉ là cầu thủ bóng chuyền nâng cho doanh nghiệp nước ngoài khi bán giá cao hơn, khách hàng bỏ siêu thị nội ra siêu thị ngoại vì giá rẻ. Ông dẫn chứng, giá một chai dầu 5 lít bày bán tại một siêu thị nội đang cao hơn siêu thị của doanh nghiệp ngoại 2 nghìn đồng/chai. Như thế là hình ảnh xấu, khiến khách hàng dần bỏ đi.
Câu chuyện thứ hai về bình ổn giá, ông Phú cho rằng Hapro bán hàng bình ổn giá nhưng giá vẫn cao. “Tôi không hiểu sử dụng vốn như thế nào, TP.HCM đã bỏ bình ổn giá từ lâu rồi, duy trì thị trường như thế khó cạnh tranh. Ưu ái cho doanh nghiệp rồi bán đi như Fivimart bán 30%”, ông Phú nói.
Tình trạng quy hoạch vô lý ở Hà Nội cũng khiến doanh nghiệp khó cạnh tranh khi 700m có 3 siêu thị.
Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết, không chỉ Big C ép chiết khấu cao mà siêu thị nội cũng ép chiết khấu. “Chúng ta tự hại chúng ta, phân phối yếu thì sản xuất chết. Trứng gà, cánh gà CP hầu hết có mặt ở siêu thị Hà Nội. Sức ép của Thái Lan, Úc, Mỹ chỉ 30% còn người Việt hại 70%. Dư địa hỗ trợ không còn bây giờ phải cạnh tranh, nếu không cạnh tranh sẽ phá sản. Nước đến lưng rồi nhưng vẫn đi bộ”, ông Vũ Vinh Phú thẳng thắn nhìn nhận.
Như vậy, doanh nghiệp Việt sẽ tự thua ngay trên sân nhà, đất nước khí hậu ổn định nhưng lại ăn hàng nước ngoài.
Chuyện xấu hơn khi người Việt đang đánh mất niềm tin của người tiêu dùng trong bán lẻ. Để bán hàng theo chiến dịch “Người Việt dùng hàng Việt”, có hiện tượng người bán nhập hàng Trung Quốc về, thay mác hàng made in Viet Nam để bán hàng. Niềm tin về chất lượng hàng hóa cũng là nguyên nhân khiến người Việt tìm đến siêu thị ngoại nhiều hơn.
Theo ông Phú, cạnh tranh bình đẳng để người tiêu dùng được hưởng, các doanh nghiệp nội vươn lên tìm điểm yếu của mình bởi thị trường bán lẻ còn nhiều tiềm năng. Hết thời doanh nghiệp dựa vào những ưu đãi của Nhà nước.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chỉ ra các doanh nghiệp được ưu ái, hỗ trợ nhiệt tình nhưng rồi lại bán đi cho nước ngoại như Phú Thái, Nguyễn Kim, Kinh Đô, vô tình chúng ta đã đi hỗ trợ cho doanh nghiệp nước ngoài.
Đại diện Bộ Công Thương cho rằng phải tuân thủ nguyên tắc kí kết với doanh nghiệp nước ngoài, câu chuyện còn lại là cạnh tranh công bằng, nỗ lực để tồn tại và đi lên.
Dự báo trong 3 năm tới Việt Nam sẽ có thêm khoảng 250-300 siêu thị mới, tăng hơn 40% do với hiện tại, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, TP.HCM. Bên cạnh đó số cửa hàng tiện lợi sẽ tăng lên khoảng 1.500 cửa hàng, tăng gấp 3 lần so với hiện đại. Sức ép cạnh tranh trong thị trường bán lẻ ngày càng lớn, đòi hỏi doanh nghiệp nâng cao chất lượng, cạnh tranh về giá bán gay gắt hơn.
Hải Minh
(Theo Người Đồng Hành)
Thị trường sữa và sản phẩm sữa 4 tháng đầu năm 2016 nhìn chung ổn định.
Nếu đề xuất nhập khẩu thêm 200 ngàn tấn đường của Bộ Công Thương được thông qua, ngành mía đường trong nước dự báo sẽ có nhiều biến động xấu do chịu sức ép quá lớn từ lượng đường nhập ngoại
Nhà nước đã hỗ trợ cho các DN bán lẻ về đất đai, vị trí, cũng như chế độ chính sách thuế và vốn vay… nhưng điều đáng buồn là sau khi ổn định và phát triển hệ thống của mình, một số DN đã thẳng thừng bán hết cho DN nước ngoài.
Sản phẩm chế biến từ trái cây Việt đơn điệu, bao nhiêu năm vẫn chỉ quanh quẩn với mít, nhãn… sấy khô.
Trước dự báo sức mua sản phẩm điện lạnh sẽ tăng trong mùa hè năm nay, nhiều siêu thị điện máy đang tích cực chạy đua giành thế chủ động với hàng loạt chiến lược cạnh tranh bài bản nhằm kích cầu thị trường.
Dù có giá cao hơn nhiều sản phẩm trong nước nhưng trái cây Thái Lan vẫn vượt mặt Trung Quốc tràn vào Việt Nam.
Việc tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với thép không gỉ được xem là biện pháp hữu hiệu bảo vệ sản xuất trong nước, song có nhiều ý kiến cho rằng, điều này sẽ là gánh nặng cho các nhà sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng sẽ là đối tượng gánh chịu tất cả.
Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), cho hay với tình hình giá thép nguyên liệu và thành phẩm trên thế giới đang có xu hướng tăng mạnh, dự kiến thép trong nước sẽ có những động thái tăng giá trong thời gian tới.
Khoảng 1 tuần trở lại đây, phía Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu lợn mỡ (lợn có trọng lượng trên 100kg) theo đường tiểu ngạch khiến mặt hàng này bị dồn ứ tại các cửa khẩu phía Bắc. Đáng nói, tình trạng trên mới chỉ diễn ra khoảng 1 tuần mà giá lợn hơi đã rớt mạnh so với trước đó. Đây là diễn biến đã được cảnh báo từ trước.
Tính đến thời điểm hiện tại, người Thái đã sở hữu trong tay 4 chuỗi siêu thị lớn bậc nhất Việt Nam, chiếm 70% thị trường bán lẻ trong siêu thị Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự