Đà phục hồi của thị trường hàng hóa trong tuần này đã giúp đẩy giá vật liệu thô, cổ phiếu của lĩnh vực khai thác mỏ và tiền tệ của các nước đang phát triển lên cao.

Những ngày qua, câu chuyện về giá táo 1.000 đồng/kg, táo bị chặt bỏ làm thức ăn cho gia súc (dê, cừu) trên một số phương tiện thông tin đại chúng gây thiệt hại lớn cho người trồng táo ở Ninh Thuận.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Lê khẳng định: Trước việc một số báo đưa tin táo rớt giá thê thảm, chỉ 1.000 đồng/kg, người trồng phải chặt bỏ táo, Chi cục Bảo vệ thực vật đã trực tiếp đi xác minh tại vùng trồng táo, các vựa thu mua táo trong tỉnh thì thấy rằng thông tin trên là không đúng.
Minh chứng cụ thể đó là các thương lái mua táo tại vườn với giá từ 5.000 đến 6.000 đồng/kg (táo nhỏ), táo lớn có giá từ 10.000 đến 12.000 đồng/kg. Ngoài ra thông tin nêu là người dân chặt bỏ táo do giá rớt cũng không chính xác.
Đó chỉ là người trồng cắt tỉa cành, đốn đau (cưa ngang thân) để chuẩn bị khai thác sản xuất vụ Đông Xuân cận Tết Nguyên đán Bính Thân 2016. Khi đốn cành xong, người dân tận dụng để bán hoặc cho dê, cừu ăn.
Ông Phan Quang Thựu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận nhấn mạnh: "Táo 1.000 đồng/kg đó là táo loại thải ra trong quá trình thu hoạch, không dùng được chỉ để gia súc ăn. Thời gian qua tỉnh Ninh Thuận phát triển mạnh nghề trồng táo kết hợp với nuôi gia súc vỗ béo. Chính táo loại thải, lá táo được cắt cành đã trở thành phụ phẩm không thể tốt hơn làm thức ăn cho gia súc."
"Việc bán táo thải 1.000 đồng/kg làm thức ăn cho gia súc không những có thêm thu nhập mà còn có lợi trong việc bảo vệ môi trường, bởi nếu táo thải không bán được phải đổ thành đống, lâu ngày dẫn đến thối, gây ô nhiễm môi trường."
Nhiều người trồng táo cho rằng, giá táo 1.000 đồng/kg đó chỉ là táo nhỏ, xuất hiện bệnh mấm ruồi hay bị nứt nẻ do mưa trong những ngày qua. Loại táo này người trồng bán cho người chăn nuôi làm thức ăn gia súc với giá như vậy đã là "vui lắm rồi."
Tuy nhiên, việc một số cơ quan báo chí có nêu là táo chỉ có giá 1.000 đồng/ kg, người trồng táo phải chặt bỏ cho gia súc ăn đã gây hoang mang cho người trồng táo ở các địa phương khác trong tỉnh, thậm chí chịu tổn thất, bởi các thương lái đã lợi dụng cơ hội này ép giá, gây không ít khó khăn cho nghề trồng táo ở Ninh Thuận.
Táo được xem là một trong tám loại cây trồng chủ lực ở Ninh Thuận, với diện tích hơn 1.000 ha; trong đó táo được trồng theo hướng an toàn là gần 300 ha. Với năng suất bình quân 38 tấn/ha, giá từ 8.000 đến 10.000 đồng/kg, trung bình một năm người trồng táo có lãi cả trăm triệu đồng.
Hiện nay với sự ra đời của 15 liên minh sản xuất tiêu thụ nho - táo ở Ninh Thuận, chắc chắn táo Ninh Thuận sẽ mãi vững bước trên thị trường, mang lại niềm vui cho người sản xuất lẫn tiêu dùng./.
Đà phục hồi của thị trường hàng hóa trong tuần này đã giúp đẩy giá vật liệu thô, cổ phiếu của lĩnh vực khai thác mỏ và tiền tệ của các nước đang phát triển lên cao.
Giá cà phê đồng loạt tăng trên các sàn do lo ngại tình hình khô hạn diễn ra tại các khu vực trồng cà phê.
Gạo có hàm lượng chất dinh dưỡng cao (còn gọi gạo dược liệu) được khách hàng châu Âu tìm đến tận ruộng đặt mua với giá cao ngất ngưởng.
Theo các nhà kinh doanh cà phê, việc phục hồi giá trị đồng tiền Brazil và Colombia đã hỗ trợ giá cà phê Arabica kỳ hạn.
Nhưng các doanh nghiệp không ngại giá gạo tăng mà lại lo không có gạo hàng hóa để thu mua.
Ít nhất hai hãng ôtô đã công bố tăng giá bán hàng loạt do tỷ giá tăng nóng trong tháng 8.
Bộ Công Thương đề suất mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt với ô tô trên 2.0 tăng từ 20 điểm % tới 90 điểm %.
Giá cà phê Arabica tăng do nhưng lo ngại về tình hình thời tiết khô hạn, ảnh hưởng đến năng suất cà phê trong niên vụ tới.
Theo lãnh đạo Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội, bên cạnh việc tăng cường công tác đấu tranh vào các đường dây, ổ nhóm thì lãnh đạo Chi Cục sẽ xử lý nghiêm Đội trưởng phụ trách địa bàn nếu để xảy ra tình trạng buôn lậu kéo dài.
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, hiện giá phân bón trong nước có sụt giảm nhẹ so với cùng thời điểm cuối tháng 8/2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự