Hàng triệu tấn sắt thép từ Trung Quốc với giá rẻ nhập ồ ạt vào VN thời gian qua đã khiến ngành công nghiệp thép trong nước điêu đứng.

Hành, tỏi, ớt, gừng... nhập khẩu từ Trung Quốc đang tràn ngập các chợ ở TP HCM
Các mặt hàng gia vị tươi sản xuất trong nước có số lượng không nhiều, lại trồng theo mùa; trong khi hàng nhập từ Trung Quốc luôn được cung ứng đầy đủ về số lượng lẫn chủng loại, giá bán thấp hơn so với hàng nội nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
Ghi nhận tại các chợ bán lẻ ở TP HCM như Thủ Đức (quận Thủ Đức), Gò Vấp (quận Gò Vấp), Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Hóc Môn (huyện Hóc Môn), Nguyễn Văn Trỗi (quận 3)... cho thấy mặt hàng tỏi, hành tím, hành tây... được bày bán khá bắt mắt. Tiểu thương cho biết tất cả đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Tại khu B chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, nơi tập kết và cung ứng những mặt hàng gia vị tươi cho các chợ ở TP HCM và nhiều tỉnh lân cận, hàng cũng được nhập từ Trung Quốc. Sau khi thuê nhân công bóc, tách vỏ, hành, tỏi Trung Quốc được tiểu thương đóng vào túi lưới (10 kg/túi) để bỏ mối cho bạn hàng. Giá bán cao nhất không quá 40.000 đồng/kg trong khi giá hành, tỏi trong nước bỏ mối có lúc lên tới 80.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Thành Nhân, đại diện vựa rau củ quả Dũng Ngân ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, cho biết: “Vựa nông sản gia đình tôi kinh doanh hơn 10 năm nay, mỗi ngày nhập gần chục tấn hành, tỏi, ớt, gừng các loại để cung ứng cho các tỉnh, thành miền Tây và Đông Nam Bộ nhưng hàng Việt chiếm chưa tới 20%, còn lại là nhập từ Trung Quốc”.
“Những loại gia vị tươi như gừng, hành, tỏi của Trung Quốc bán rất chạy do giá rẻ hơn hàng sản xuất trong nước và mẫu mã cũng bắt mắt hơn” - chị Tuyết Vân, tiểu thương chợ Nguyễn Văn Trỗi, lý giải.
Cầm trên tay chuỗi hành tím khoảng 1,2 kg, chị Nguyễn Thị Hậu (ngụ quận 3) cho hay vẫn biết đây là hàng do Trung Quốc sản xuất nhưng lâu nay, chị vẫn mua về làm gia vị trong mỗi bữa ăn hằng ngày.
Trao đổi với phóng viên, ông Hồ Xuân Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC), cho biết các mặt hàng nông sản của Việt Nam đang phải vất vả cạnh tranh với hàng Trung Quốc, trong đó có gia vị tươi vốn nhộn nhịp những tháng cuối năm. Trên thực tế, giá gia vị tươi trong nước cao hơn là do chi phí sản xuất cao. Đơn cử, hành, tỏi Trung Quốc giá bán chỉ 35.000-40.000 đồng/kg; còn hành, tỏi sản xuất ở Quảng Ngãi, Ninh Thuận hoặc các tỉnh miền Tây khi đến tay người tiêu dùng cao hơn nhiều.
“Để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt, đầu tháng 12 tới, ITPC sẽ tổ chức “Hội chợ triển lãm nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ thực phẩm 2015 lần thứ 4”. Chỉ có cách tạo cơ hội cho tiểu thương, nhà sản xuất và người tiêu dùng tiếp xúc nhau thật nhiều để họ thấy quy trình trồng sản phẩm sạch trong nước và yên tâm về chất lượng, đồng thời điều chỉnh giá bán hợp lý thì mới mong từng bước giành lại thị trường” - ông Lâm nhìn nhận.
Gừng Trung Quốc hút hàng
Khi chúng tôi hỏi mua gừng trong nước sản xuất, bà Trần Thị Hồng, chủ vựa rau củ quả Hồng Huế tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, cho biết loại này rất khó tiêu thụ nên bà bán chủ yếu hàng của Trung Quốc. Gừng Trung Quốc có giá sỉ 15.000 đồng/kg, còn gừng Việt Nam giá 17.000 đồng/kg.
“Thời điểm này có nhiều đơn vị sản xuất bánh kẹo, mứt phục vụ thị trường Tết nên gừng tiêu thụ khá mạnh. Gừng củ sản xuất trong nước hay bị xơ và khô, không căng, mập như gừng Trung Quốc nên người tiêu dùng ít lựa chọn. Khi khách tới lấy hàng, tôi đều giới thiệu rõ nguồn gốc nhưng hầu hết họ chọn mua gừng Trung Quốc” - bà Hồng cho biết.
Hàng triệu tấn sắt thép từ Trung Quốc với giá rẻ nhập ồ ạt vào VN thời gian qua đã khiến ngành công nghiệp thép trong nước điêu đứng.
Tại hội thảo 'Hàng giả, hàng lậu và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để hội nhập và phát triển bền vững' do Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM phối hợp với Công ty CP phát triển khoa học công nghệ Vina (Vina CHG) tổ chức tại TP.HCM ngày 26.11, nhiều chuyên gia đã cảnh báo như vậy.
Người tiêu dùng Việt trở thành nạn nhân của hành vi sản xuất, kinh doanh tôn giả, nhiều khi họ bị “móc túi” mà không hề hay biết.
Tốc độ tăng trưởng các thương hiệu bia ngoại đang tăng nhanh hơn các thương hiệu bia nội.
Thương lái Trung Quốc giở trò để ép giá khiến người nuôi tôm hùm ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định phải cắn răng bán lỗ.
Trong khi các doanh nghiệp kêu không đủ hàng xuất khẩu thì trong nước, nông dân khóc ròng vì giá chuối tụt chỉ còn 1/2 so với mọi năm. Vì sao lại có nghịch lý này?
Tới đây, cơ quan chức năng sẽ công khai các cơ sở sản xuất, những mặt hàng vi phạm các quy định về tiêu chuẩn chất lượng đo lường...
Trong khi rất nhiều loại hoa quả là đặc sản vùng, miền được bán đổ đống bên đường, vỉa hè các tuyến phố với giá cả rẻ thì các loại hoa quả ngoại tràn ngập tại các siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị mini và cửa hàng chuyên doanh, tiện ích….
Trong khi nông sản Việt vất vả xuất ra nước ngoài, nông sản ngoại lại đang rất được chào đón ở thị trường nội địa, hàng rào chất lượng cũng là chuyện nhỏ.
Theo các chuyên gia, giới buôn tôn gian lận độ dày thường in ký hiệu MSC trong chuỗi mã số sản phẩm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự