Làn sóng đầu tư của các nhà bán lẻ nước ngoài đang tạo áp lực rất lớn cho ngành bán lẻ Việt Nam.

Các nhóm hàng rau quả, giấy, máy vi tính và sản phẩm điện tử, nguyên phụ liệu dệt may và da giày, ô tô nguyên chiếc... của Thái Lan là những mặt hàng đang có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nhanh nhất.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Thái Lan đã tăng gần gấp đôi trong suốt hơn 6 năm qua, từ mức 4,5 tỷ USD trong năm 2009 lên tới 8,2 tỷ USD trong năm 2015 (2015 là số liệu thống kê sơ bộ).
Trong đó, có những nhóm hàng mà Thái Lan vẫn luôn là địa chỉ nhập khẩu khá ổn định của các doanh nghiệp Việt Nam, với số lượng ngày càng tăng. Điển hình là xăng dầu các loại, mặc dù trị giá nhập khẩu có giảm vào các năm 2012 - 2013 nhưng tình trong 5 năm 2010 - 2015,nhập khẩu xăng dầu từ Thái Lan đã tăng gấp đôi, từ mức 590 triệu USD lên gần 1,16 tỷ USD.
Ngoài ra, các sản phẩm như máy móc thiết bị phụ tùng, linh kiện, phụ tùng ô tô, chất dẻo nguyên liệu cũng là những nhóm hàng nguyên liệu được nhập khẩu nhiều từ Thái Lan, có mức tăng trưởng khoảng từ 15% - 30%. Trong khi đó, sản phẩm điện gia dụng và linh kiện của Thái Lan cũng là những mặt hàng có chỗ đứng nhất định trên thị trường Việt Nam khi mức độ nhập khẩu tăng gần gấp đôi, từ 383 triệu USD lên mức trên 695 triệu USD.
Đối với những nhóm hàng nhập khẩu từ Thái Lan tăng mạnh nhất, đáng chú ý là những nhóm hàng mà doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu cho nguyên liệu đầu vào của sản xuất, phải kể đến như nguyên phụ liệu dệt may và da giày.
Ngoài ra, những sản phẩm tiêu dùng cũng là nhóm nhập khẩu tăng cao trong 5 năm qua, đơn cử như máy vi tính và sản phẩm điện tử, giấy... Đáng chú ý, có những sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh trong sản xuất như mặt hàng rau quả, có kim ngạch nhập khẩu tăng khá mạnh, trên 350%.
Đặc biệt, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại từ Thái Lan đã tăng mạnh trong suốt 5 năm qua, giai đoạn từ 2010 - 2015, từ 2719 chiếc lên 25.136 chiếc, với trị giá tăng từ 51,6 triệu USD lên 440,5 triệu USD. Là nước sản xuất ô tô lớn tại Đông Nam Á, việc nhập khẩu ô tô từ nước này tăng mạnh được lý giải là do lộ trình cắt giảm thuế quan trong khối ASEAN, giúp giá xe nhập khẩu giảm nên nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh.
Việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN trong năm 2015 được dự báo sẽ là cánh cửa lớn giúp cho hàng Thái Lan dễ dàng vào Việt Nam hơn. Đây được xem là thách thức lớn đặt ra với hàng hóa Việt Nam ngay trên chính sân nhà.
Làn sóng đầu tư của các nhà bán lẻ nước ngoài đang tạo áp lực rất lớn cho ngành bán lẻ Việt Nam.
Cùng với việc mở cửa thị trường, ngành chăn - ga - gối (CGG) Việt Nam đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt với các nhãn hiệu đến từ Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan..
Trước sự “thôn tính” của doanh nghiệp ngoại, doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang phải gồng mình chống đỡ. Chất lượng, giá cả, dịch vụ... của hàng Việt Nam đang thua kém rất nhiều so với hàng Thái Lan, Nhật Bản, Singapore… Người tiêu dùng Việt đang dần mất niềm tin vào hàng Việt, doanh nghiệp Việt Nam dường như đang đầu hàng quá nhanh trên sân nhà.
Bên cạnh BigC và Metro Việt Nam, vẫn còn rất nhiều ông lớn bán lẻ khác trên thị trường. Vì vậy, dù BigC và Metro có về chung một nhà thì cũng phải cạnh tranh rất vất vả trước khi mơ tới giấc mơ độc tôn tại thị trường Việt Nam.
Giá xăng dầu giảm, lập tức các cơ quan quản lý yêu cầu tính lại giá cước vận tải. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng khác có đầu vào bao gồm xăng dầu lại không được nhắc tới. Điều này, là không công bằng, các chuyên gia kinh tế nhận định.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ,cho biết hồ sơ khởi kiện chống bán phá giá gà nhập từ Mỹ đã được gửi đến Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) từ cuối năm ngoái. Hồ sơ vẫn chưa đủ nên phải bổ sung thêm nhiều thông tin và tài liệu.
Có thể nói rằng thang máy ở Việt Nam hiện nay thị trường tiềm năng đầy hấp dẫn. Mặc dù số lượng công ty thang máy Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên số công ty có tên tuổi, hoạt động uy tín chuyên nghiệp thì khá khiêm tốn, trong đó doanh nghiệp nội chỉ khoảng 3-4 đơn vị,
Trong bất kỳ một vụ việc điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nào trên thế giới (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) cũng như ở Việt Nam đều sẽ dẫn đến việc xung đột lợi ích giữa các bên.
Thông tư số 166/2014/TT-BTC kéo mức thuế nhập khẩu của gần 3.700 sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc xuống 0% có hiệu lực đã hơn 1 năm. Nhưng dường như tin vui này không mấy tác động đến cánh con buôn thường sử dụng đường bộ để vận chuyển hàng.
Cách tính thuế TTĐB đối với xe hơi nội và nhập khẩu có khả năng sẽ thay đổi một lần nữa và góp phần đẩy giá xe lên đáng kể khi luật sửa đổi thuế TTĐB được Quốc hội thông qua vào tháng 3 tới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự