Indonesia chi 258 triệu USD để hỗ trợ ngành lúa gạo trong thời kỳ hạn hán; EU giữ vững lập trường với hiệp định EBA với các nước châu Á phát triển kém nhất.

Giới đầu tư vàng sẽ tìm manh mối về chính sách tiền tệ của Fed và xem liệu cơn địa chấn ngoại hối và chứng khoán toàn cầu có còn tiếp diễn.
Thị trường nói chung đang liên tục biến động với chứng khoán toàn cầu rơi tự do vào cuối tuần trước và hôm thứ Hai 24/8, giúp vàng lại trở thành tài sản trú ẩn an toàn. Chứng khoán Mỹ sau đó hồi phục mạnh mẽ vào thứ Ba 25/8, lại gây áp lực lên giá vàng.
Phần lớn nguồn cơn khiến thị trường chứng khoán sụp đổ là lo ngại về sức khỏe kinh tế Trung Quốc, nhưng giờ đây sự chú ý lại hướng về Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). Thị trường đã phần nào giảm đồn đoán về việc Fed sẽ nâng lãi suất trong phiên họp tháng tới, khiến thị trường chứng khoán “dễ thở” hơn.
Hơn nữa, việc Fed trì hoãn nâng lãi suất cũng có lợi cho giá vàng kể cả khi Dow Jones hồi phục gần 1.300 điểm từ mức thấp nhất hôm thứ Hai lên mức đỉnh hôm thứ Năm.
Kết thúc phiên thứ Sáu 28/8, giá vàng giao tháng 12/2015 trên sàn Comex đạt 1.134 USD/ounce, giảm 25,6 USD, tương đương 2,2%, so với tuần trước.
Trong khảo sát giá vàng Kitco (Main Street), giới đầu tư có ý kiến trái chiều nhau về định hướng giá vàng tuần tới. Trong số 235 người tham gia, 98 người (42%) dự đoán giá vàng tuần tới tăng; 102 người (43%) cho rằng giá giảm; và 35 người (15%) có ý kiến trung lập hoặc nhận định giá vàng đi ngang.
Tuy nhiên, trong khảo sát Wal Street, giới chuyên gia lại tỏ ra lạc quan hơn. Trong số 35 chuyên gia thị trường được liên lạc, 17 người trả lời, trong đó 12 người (71%) cho rằng giá vàng tuần tới tăng; 3 chuyên gia (18%) nhận định giá vàng giảm và 2 người (12%) dự đoán giá vàng đi ngang hoặc có ý kiến trung lập.
Phil Flynn, nhà phân tích thị trường cao cấp tai Price Futures Group, cho biết, Fed sẽ đóng vai trò chủ đạo chi phối thị trường vàng tuần tới. Chỉ còn chưa đến 3 tuần nữa là diễn ra phiên họp chính sách Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), thời gian quyết định đang đến gần.
Số liệu công bố hôm thứ Năm 27/ cho thấy GDP quý II của Mỹ tăng trưởng 3,7% phần nào ủng hộ ý kiến cho rằng Fed sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ vào tháng tới. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy các nhà hoạch định chính sách có thể thận trọng hơn sau đợt biến động mạnh của thị trương tài chính thời gian gần đây và lo ngại về sức khỏe của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Thực tế, Chủ tịch Fed New York William Dudley, thường được coi là một trong những thành viên có ảnh hưởng nhất trong FOMC, cho biết, khả năng nâng lãi suất vào tuần tới “không còn mạnh mẽ như một tuần trước”.
Thị trường đang tập trung vào phiên họp thường niên của Fed tại Jackson Hole, Wyoming. Ngoài việc theo dõi bình luận của các quan chức Fed, giới thương nhân sẽ tiếp tục theo sát số liệu kinh tế để tìm manh mối về những gì các nhà hoạch định chính sách sẽ làm.
Những báo cáo quan trọng tuần tới bao gồm Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) Chicago, công bố vào thứ Hai, khảo sát hoạt động sản xuất của Viện Quản lý Nguồn cung, công bố vào thứ Ba và khảo sát hoạt động phi sản xuất vào thứ Năm, báo cáo việc làm của lĩnh vực tư nhân ADP đưa ra vào thứ Tư và luôn quan trọng nhất là báo cáo việc làm phi nông nghiệp của Bộ Lao động Mỹ, công bố vào thứ Sáu cuối tuần.
Frank Lesh, nhà phân tích tại FuturePath Trading, cho rằng giá vàng sẽ tiếp tục phản ứng theo những diễn biến trên các thị trường khác. Hiện nhiều nhà đầu tư đang đổ tiền vào vàng do những biến động và bất ổn của thị trường tiền tệ. Tất nhiên, phần lớn nguyên nhân đều liên quan đến Fed. Bên cạnh đó, một điều đáng quan tâm nữa là thị trường chứng khoán - cũng đang biến động rất mạnh.
Giới đầu tư đang có xu hướng mua vàng khi chứng khoán suy yếu, mặc dù nếu thị trường chứng khoán giảm quá mạnh, tình trạng bán tháo có thể xảy ra ở tất cả các thị trường - kể cả vàng - khi giới đầu tư tìm cách tăng lượng tiền mặt. Giá vàng thường diễn biến trái ngược với USD với việc nhà đầu tư mua vàng như một loại tiền tệ thay thế khi USD giảm.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)
Indonesia chi 258 triệu USD để hỗ trợ ngành lúa gạo trong thời kỳ hạn hán; EU giữ vững lập trường với hiệp định EBA với các nước châu Á phát triển kém nhất.
Giá dầu vừa có đợt 3 ngày tăng mạnh nhất trong vòng 25 năm qua, sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết sẵn sàng đàm phán với các nhà sản xuất thế giới về tương lai “giá dầu hợp lý”.
Thị trường cà phê thế giới niên vụ 2015/16 sẽ thiếu hụt khoảng 3,5 triệu bao (60 kg/bao). Đó là dự báo mới nhất của Volcafe – công ty kinh doanh cà phê thuộc tập đoàn ED&F Man. Điều này trái ngược hẳn với dự đoán của Volcafe hồi tháng 5 rằng sẽ dư thừa 1,3 triệu bao trong niên vụ 2015/16.
Mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của tháng 9 (1/9), giá vàng SJC tăng khá mạnh trở lại. Nguyên nhân do giá vàng thế giới cũng tăng lên trên 1.140 USD/oz trong bối cảnh giá dầu tăng vọt còn đồng USD thì suy yếu.
Sản lượng gạo của Thái Lan dự báo giảm 7% do hạn hán, giá gạo bán buôn tại Ấn Độ tăng nhẹ trong tháng 8/2015.
Sau phiên tăng giá mạnh cuối tuần trước, giá dầu thế giới lại quay đầu giảm trong sáng ngày đầu tuần (31/8 – giờ Việt Nam). Hiện giá dầu WTI giao tháng 10 dừng ở 44,52 USD/bbl, dầu Brent giao tháng 10 cũng giảm về 49,20 USD/bbl.
Hầu hết các nhà máy thép trên thế giới đều dư thừa công suất. Tình trạng dư cung khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại đang gây sức ép lên giá thép toàn cầu.
Giá vàng chốt tuần giảm mạnh nhất 1 tháng
Giá dầu Mỹ tăng vọt hơn 6%
Giá cà phê trong nước giảm trở lại 600 nghìn đồng/tấn
Giá cao su Tocom tăng 3,1%
Hợp đồng dầu thô giao kỳ hạn đã tăng mạnh hơn 10% trong phiên 27.8 nhờ thông tin Venezuela kêu gọi các nước trong Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tổ chức một cuộc họp khẩn để thảo luận về biện pháp cắt giảm sản lượng nhằm ngăn chặn sự sụt giảm gần đây của giá dầu.
Chính phủ Việt Nam được kêu gọi nên nới lỏng quy định xuất khẩu gạo.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự