Giá dầu trải qua phiên ngày 2/9 biến động tăng, giảm mạnh, nhưng chốt phiên giá phục hồi sau khi giảm 10% phiên trước đó.

Thị trường cà phê thế giới niên vụ 2015/16 sẽ thiếu hụt khoảng 3,5 triệu bao (60 kg/bao). Đó là dự báo mới nhất của Volcafe – công ty kinh doanh cà phê thuộc tập đoàn ED&F Man. Điều này trái ngược hẳn với dự đoán của Volcafe hồi tháng 5 rằng sẽ dư thừa 1,3 triệu bao trong niên vụ 2015/16.
Như vậy, thị trường cà phê sẽ thiếu hụt năm thứ 2 liên tiếp. Volcafe ước tính niên vụ 2014/15 thế giới sẽ thiếu 6,4 triệu bao, khi tồn trữ của Brazil liên tục sụt giảm trong cả niên vụ này và niên vụ tới.
Cung robusta tăng so với arabica, bởi tồn trữ robusta ở các nước sản xuất dự đoán tăng lên, sẽ khích lệ các nhà chế biến chuyển sang tăng cường sử dụng robuts trong việc pha trộn.
“Trong niên vụ 2015/16, dự đoán các nhà nhập khẩu sẽ tăng sử dụng robusta thêm 4% và giảm sử dụng arabica Brazil đi 7%, kết quả là sẽ thiếu hụt 2,2 triệu bao robusta”, Volcafe tiên đoán.
Hôm 25/8 ngân hàng Rabobank cũng đã nâng dự báo về mức thiếu hụt cà phê toàn cầu niên vụ 2015/16 lên 1,9 triệu bao, từ mức 1 triệu bao công bố cách đây chỉ 1 tháng.
Theo ngân hàng này, các yếu tố cơ bản trên thị trường cà phê đã “trở nên tích cực” mặc dù môi trường kinh tế vĩ mô còn ảm đạm. Do vậy, giá arabica có thể tăng lên 140 US cent/lb vào cuối năm nay, từ mức khoảng 120 US cent hiện nay. Thời tiết bất lợi ở Brazil và sản lượng của Việt Nam sẽ chỉ ở mức trung bình trong khi nhu cầu ở châu Âu gia tăng sẽ là những lý do chính khiến giá tăng lên.
Dự đoán của Rabobank về mức thiếu hụt trong niên vụ 2014/15 cũng được điều chỉnh tăng lên 6,9 triệu bao, từ mức 6,7 triệu bao đưa ra trước đây, bởi thất vọng về vụ mùa của Peru.
Sản lượng cà phê thế giới giảm
Volcafe hạ 4,9 triệu bao dự báo về sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2015/16 xuống 149,6 triệu bao, với sản lượng của Brazil, Việt Nam và Colombia đều sụt giảm.
“Tồn trữ sẽ vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu dự kiến cho vụ tới, song dự trữ đệm sẽ chỉ còn rất ít vào cuối vụ 2015/16”, báo cáo của Volcafe viết.
Sản lượng của Brazil vụ tới dự báo sẽ đạt 48,3 triệu bao, giảm từ mức 51,9 triệu bao dự đoán hồi tháng 5, giảm 0,9 triệu bao so với vụ trước, và là mức thấp nhất kể từ vụ 2011/12. Các chuyên gia dự đoán sản lượng của nước này sẽ vào khoảng từ 45 triệu đến 51,8 triệu bao. Sản lượng arabica dự báo sẽ ở mức 32,6 triệu bao, còn robusta sẽ là 15,7 triệu bao.
Volcafe cho biết, trong vụ vừa qua, hạt cà phê Brazil nhỏ hơn những vụ trước, và tỷ lệ quả chín khi thu hoạch cũng không cao.
Tổng sản lượng cà phê Brazil hai vụ 2014/15 và 2015/16 sẽ thấp hơn khoảng 14% so với 2 vụ trước đó, bởi thời tiết khô hạn trong nhiều tháng của 2014 và kéo dài tới đầu 2015.
Sản lượng của Colombia niên vụ 2015/16 được Volcafe dự báo đạt 13 triệu bao, tăng so với 12,5 triệu bao vụ 2014/15, trong bối cảnh “mùa màng nhìn chung diễn biến tốt, song thời tiết khô hạn cũng làm gia tăng lo ngại”.
Về Việt Nam, nước sản xuất robusta lớn nhất thế giới, Volcafe dự báo sản lượng vụ 2015/16 sẽ ở mức 30 triệu bao, giảm so với 30,5 triệu bao dự đoán hồi tháng 5, bởi nhiều nông dân chuyển diện tích trồng tiêu sang những loại cây khác đang cho lợi nhuận cao hơn, như hạt tiêu chẳng hạn.
"Theo khảo sát sơ bộ hồi đầu hè thì vụ này dự báo sẽ được mùa, song chúng tôi nhận thấy rằng năng suất bị giảm nhẹ”, và “việc tưới nước có thể làm giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực do mưa đến muộn, nhưng một số khu vực vẫn trong tình trạng thiếu nước”.
Nhu cầu tăng
Nhu cầu cà phê EU đang mạnh hơn nhiều so với dự đoán, với lượng tiêu thụ trong quý II/2015 đạt 11,8 triệu bao, tăng 2,7% so với cùng quý năm ngoái, theo Rabobank.
Ngoài ra, nhu cầu ở Thụy Sĩ và Nauy cũng mạnh, và nhập khẩu vào Nga không có dấu hiệu sụt giảm mặc dù đồng Rúp suy yếu.
Rabobank cho biết trong 6 tháng đầu năm 2015 các nước không sản xuất cà phê đã tiêu thụ nhiều hơn 1,75 triệu bao so với cùng kỳ năm ngoái.
Dự báo của Volcafe và Rabobank đều dựa trên cơ sở thời tiết “bình thường”. Nếu thời tiết ở những nước sản xuất lớn như Brazil trở nên thất thường thì tình trạng sẽ còn xấu hơn những gì họ dự đoán trên đây.
Giá dầu trải qua phiên ngày 2/9 biến động tăng, giảm mạnh, nhưng chốt phiên giá phục hồi sau khi giảm 10% phiên trước đó.
Hoạt động buôn bán gạo xuyên biên giới tại Myanmar vẫn tiếp diễn bất chấp lệnh cấm xuất khẩu; Iran cho phép nhập khẩu gạo từ Pakistan từ tháng 10/2015.
Giá dầu đánh dấu 3 ngày tăng mạnh nhất kể từ năm 1990 và bù đắp lại toàn bộ những gì đã mất trong 1 tháng qua.
Sau 3 phiên phục hồi ngoạn mục, giá dầu bất ngờ quay đầu giảm mạnh do những số liệu kinh tế từ Trung Quốc.
Indonesia chi 258 triệu USD để hỗ trợ ngành lúa gạo trong thời kỳ hạn hán; EU giữ vững lập trường với hiệp định EBA với các nước châu Á phát triển kém nhất.
Giá dầu vừa có đợt 3 ngày tăng mạnh nhất trong vòng 25 năm qua, sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết sẵn sàng đàm phán với các nhà sản xuất thế giới về tương lai “giá dầu hợp lý”.
Mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của tháng 9 (1/9), giá vàng SJC tăng khá mạnh trở lại. Nguyên nhân do giá vàng thế giới cũng tăng lên trên 1.140 USD/oz trong bối cảnh giá dầu tăng vọt còn đồng USD thì suy yếu.
Sản lượng gạo của Thái Lan dự báo giảm 7% do hạn hán, giá gạo bán buôn tại Ấn Độ tăng nhẹ trong tháng 8/2015.
Sau phiên tăng giá mạnh cuối tuần trước, giá dầu thế giới lại quay đầu giảm trong sáng ngày đầu tuần (31/8 – giờ Việt Nam). Hiện giá dầu WTI giao tháng 10 dừng ở 44,52 USD/bbl, dầu Brent giao tháng 10 cũng giảm về 49,20 USD/bbl.
Giới đầu tư vàng sẽ tìm manh mối về chính sách tiền tệ của Fed và xem liệu cơn địa chấn ngoại hối và chứng khoán toàn cầu có còn tiếp diễn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự