Giá nông sản trong nước và thế giới ngày 21/9.

Theo dự đoán của Goldman Sachs, giá dầu sẽ vẫn ở mức thấp trong 15 năm tới do nguồn cung dư thừa lớn.
Tuy nhiên, khả năng giá dầu thô lao dốc về 20 USD/thùng vẫn chưa đến 50%, do các nhà máy lọc dầu thường đóng cửa trong tháng 10 và tháng 3 hàng năm để bảo dưỡng máy móc, theo ông Jeffrey Currie - trưởng phòng nghiên cứu hàng hóa tại Goldman Sachs.
Ông Currie cho biết, Goldman Sachs dự đoán giá dầu thô trung bình sẽ ở 50 USD/thùng trong dài hạn.
Tháng 8, Goldman Sachs từng hạ dự báo đối với giá dầu do thặng dư dầu toàn cầu tăng cao hơn ước tính của ngân hàng trong khi các doanh nghiệp Mỹ vẫn chưa thể nhanh chóng cắt giảm sản lượng. Trong bối cảnh này, giá dầu có thể phải giảm về gần 20 USD/thùng thì dự trữ dầu mới giảm bớt.
Ông Currie cho rằng, giá dầu thô có thể chạm mốc 20 USD/thùng khi các kho dự trữ sử dụng hết công suất, buộc các doanh nghiệp tại một số vùng phải cắt giảm sản lượng.
Theo ông, các doanh nghiệp dầu khí miễn cưỡng cắt giảm sản lượng một phần do chi phí sản xuất giảm theo đà giảm của giá quặng sắt, đồng, thép và nội tệ của những nước sản xuất hàng hóa.
Ông cho rằng, thế giới đang chuyển từ giai đoạn đầu tư vào chu kỳ hàng hóa 30 năm sang giai đoạn bóc lột với sự phát triển của các mỏ dầu đá phiến.
Hiện tại, giá dầu thô cũng đang chịu áp lực từ cuộc họp chính sách tháng 9 của Fed. Việc Fed tiếp tục trì hoãn kế hoạch nâng lãi suất có thể sẽ châm ngòi cho làn sóng bất ổn trên các thị trường mới nổi, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ dầu thô, ông Currie nhận định.
Trong khi Goldman Sachs hạ triển vọng giá dầu thô thì OPEC lại tin rằng, giá mặt hàng này sẽ dần phục hồi về mức 80 USD/thùng vào năm 2020.
Theo OPEC, giá dầu sẽ dần phục hồi nhờ nguồn cung của những nước sản xuất dầu không thuộc tổ chức sẽ tăng chậm lại.
OPEC dự đoán, sản lượng dầu của những nước không thuộc tổ chức này sẽ giảm 1 triệu thùng xuống 58,2 triệu thùng/ngày trong năm 2017.
Dù giá dầu rẻ không thể kích thích nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trong trung hạn nhưng nhưng OPEC ước tính rằng, giá dầu thô trung bình sẽ tăng khoảng 5 USD/năm cho tới năm 2010 từ mức 55 USD của năm 2015.
Kể từ đầu năm 2015, giá dầu WTI của Mỹ đã giảm khoảng 13% và giảm hơn 50% trong vòng 1 năm trở lại đây.
Nguyễn Dung
Theo Bloomberg, Vinanet
Giá nông sản trong nước và thế giới ngày 21/9.
Giá than nhiệt lượng cao đã giảm 75% kể từ 2008, giảm 60% kể từ 2011 trong bối cảnh sản lượng tăng mà nhu cầu lại trì trệ. Cổ phiếu của các hãng khai thác mỏ mất giá mạnh.
Giá gạo trắng toàn cầu tiếp tục giảm trong tuần này; Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa đạt được thỏa thuận thương mại lúa gạo.
Giá dầu thế giới sụt giảm mạnh trong phiên cuối tuần (kết thúc vào rạng sáng nay 19/9 – giờ Việt Nam) sau khi cổ phiếu bị bán tháo, đồng USD lên giá còn Trung Đông không giảm sản lượng... Hiện dầu WTI giao tháng 10 rơi về 44,68 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 10 giảm về 47,47 USD/bbl.
Theo Cơ quan thống kê quốc gia (NBS), sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 8 giảm 3,5% so với cùng tháng năm ngoái, và giảm 1,7% so với tháng trước đó. Trong khi đó, sản lượng thép thô trung bình ngày của nước này cũng giảm 1,89% so với tháng trước đó, xuống còn 2,16 triệu tấn.
Trong phiên đấu giá sữa thương mại toàn cầu (GlobalDairyTrade) ngày thứ 3, giá sữa của Fonterra tăng 16,5%, giúp tăng 21% về giá trị sữa nguyên kem, đây là sản phẩm chiếm khối lượng bán ra lớn nhất.
Tác động của cơn bão số 3 tại biển Đông đã cung cấp lượng mưa khá tốt hỗ trợ mức nước ngầm đang xuống thấp ở vùng cà phê Tây nguyên khiến cà phê Robusta mất đà hồi phục.
Giá nông sản trong nước và thế giới ngày 18/9.
Philippines sẽ mua 750.000 tấn gạo từ Thái Lan và Việt Nam; sản lượng gạo Ấn Độ trong vụ kharif (niên vụ 2015 - 2016) dự báo giảm nhẹ.
Fed hoãn tăng lãi suất làm dấy lên lo ngại về sức khỏe kinh tế toàn cầu, tác động đến nhu cầu tiêu thụ dầu thô.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự