tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 26-07-2016

  • Cập nhật : 26/07/2016

Giá dầu Mỹ xuống thấp nhất 3 tháng do viễn cảnh tiêu cực

Thừa cung và nhu cầu ảm đạm đã đẩy giá dầu Mỹ xuống thấp nhất 3 tháng trong khi giá dầu Brent xuống thấp nhất kể từ đầu tháng 5.

thua cung va nhu cau am dam da day gia dau my xuong thap nhat 3 thang trong khi gia dau brent xuong thap nhat ke tu dau thang 5.

Thừa cung và nhu cầu ảm đạm đã đẩy giá dầu Mỹ xuống thấp nhất 3 tháng trong khi giá dầu Brent xuống thấp nhất kể từ đầu tháng 5.


Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 9/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 1,06 USD, tương ứng 2,4%, xuống 43,13 USD/thùng, thấp nhất kể từ 25/4.

Giá dầu Brent giao tháng 9/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 97 cent, tương đương 2,1%, xuống 44,72 USD/thùng, thấp nhất kể từ 9/5.

Cả giá dầu Brent và WTI đều giảm hơn 15% so với mức đỉnh năm 2016 ghi nhận hồi đầu tháng 6 khi vượt mốc 50 USD/thùng.

Giá dầu giảm đáng kể trong tháng 7 khi giới đầu tư lo ngại về tình trạng thừa cung xăng. Dự trữ xăng của Mỹ liên tục tăng trong mùa lái xe đi xu lịch mùa hè, các nhà máy lọc dầu tiếp tục tăng công suất, nhu cầu tại châu Á giảm trong khi sản lượng nội địa của Trung Quốc tăng.

Commerzbank nhận định, tâm lý thị trường khá ảm đạm. Các nhà đầu tư tài chính tiếp tục rút lui khỏi thị trường dầu thô, khiến áp lực bán ra tăng lên.

Nhu cầu dầu thô toàn cầu trong quý III năm nay có mức tăng trưởng chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái, theo Barclays.

Về phía nguồn cung, số giàn khoan của Mỹ tiếp tục tăng, khiến thị trường lo ngại về khả năng tái bùng nổ của dầu đá phiến. Theo số liệu của Baker Hughes công bố hôm 22/7, số giàn khoan của Mỹ trong tuần kết thúc vào 22/7 tăng 14 giàn lên 371 giàn, ghi nhận tuần tăng thứ 4 liên tiếp, phát tín hiệu đà giảm của sản lượng dầu Mỹ, kéo dài gần một năm qua, sắp đến hồi kết.

Giá dầu sẽ chịu áp lực nếu nguồn cung tăng trở lại khi các nhà máy lọc dầu bắt đầu đóng cửa để bảo dưỡng theo mùa.

Bức tranh toàn cầu khá u ám. Dự trữ xăng của Mỹ tuần qua tăng 900.000 thùng trong khi xuất khẩu xăng của Trung Quốc trong tháng 6/2016 lên mức cao kỷ lục.(NCĐT)

Giá vàng giảm trước thềm phiên họp Fed, BOJ

Tuy nhiên, đà giảm phiên 25/7 chững lại khi USD và chứng khoán toàn cầu mất điểm trước thềm phiên họp của Fed và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) .

tuy nhien, da giam phien 25/7 chung lai khi usd va chung khoan toan cau mat diem truoc them phien hop cua fed va ngan hang trung uong nhat ban (boj) .

Tuy nhiên, đà giảm phiên 25/7 chững lại khi USD và chứng khoán toàn cầu mất điểm trước thềm phiên họp của Fed và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) .


Tại phiên họp G20 hôm cuối tuần trước, các nền kinh tế lớn trên thế giới đã cam kết sử dụng mọi công cụ sẵn có để thúc đẩy tăng trưởng, giúp cổ phiếu và USD đều tăng trong đầu phiên 25/7.

Lúc 14h32 giờ New York (1h32 sáng ngày 26/7 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.319,63 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 8/2016 trên sàn Comex giảm 3,9 USD, tương đương 0,29%, xuống 1.319,5 USD/ounce.

Giá vàng chốt tuần qua giảm tuần thứ 2 liên tiếp, giảm 1,2%, sau khi lên cao nhất trong hơn 2 năm qua hồi đầu tháng 7 sau sự kiện Brexit, làm tăng nhu cầu vàng như tài sản trú ẩn an toàn.

Giới đầu tư dự đoán thị trường tuần này sẽ rất sôi động với phiên họp chính sách của Fed, các cuộc kiểm tra sức khỏe của ngân hàng châu Âu và cái được gọi là kích thích quy mô lớn từ Nhật Bản.

Số liệu kinh tế tích cực của Mỹ và lo ngại về Brexit lắng dịu đã khiến một số nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm nay. Theo số liệu của CME Group, tỷ lệ dự đoán Fed nâng lãi suất vào tháng 9/2016 hiện là 20%, tăng so với 12% hồi đầu tháng.

Giới đầu cơ trong tuần kết thúc vào 19/7 ghi nhận tuần thứ 2 liên tiếp giảm tỷ lệ đặt cược giá vàng tăng mặc dù vẫn duy trì vị thế mua ròng ở 252.400 hợp đồng, theo số liệu của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn Mỹ (CFTC).

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,03% xuống 19,60 USD/ounce, trong khi đó, giá palladium tăng 1,2% lên 687,8 USD/ounce và giá bạch kim tăng 0,3% lên 1.080 USD/ounce.(NCĐT)

Sản lượng thép thế giới giảm 1,9% trong nửa đầu năm 2016

Hiệp hội Thép thế giới (WSA) thông báo tổng sản lượng thép toàn cầu trong nửa đầu năm nay giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước, xuống 794,8 triệu tấn do sản lượng giảm mạnh tại châu Âu và Mỹ Latinh.

Theo báo cáo của WSA, tổng sản lượng thép toàn cầu trong tháng 6/2016 ở mức 136 triệu tấn, dựa trên số liệu tổng hợp từ 66 quốc gia trên thế giới. 

Các nước Bắc Mỹ, cũng giống các nước châu Âu, lên tiếng chỉ trích Trung Quốc xuất khẩu thép giá rẻ ồ ạt sau khi nhu cầu trong nước sụt giảm. Điều này làm sản lượng thép của Bắc Mỹ giảm 0,6% trong các tháng 1-6/2016.

Trong lúc sản xuất thép tại châu Âu và Nam Mỹ trong các tháng này sa sút, giảm lần lượt là 6,1% và 13,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc là nước tiêu thụ thép hàng đầu thế giới nhưng cũng là nhà sản xuất thép nhiều nhất thế giới, với sản lượng chiếm hơn 50% tổng sản lượng thép thế giới.

Chỉ tính riêng trong tháng Sáu vừa qua, Trung Quốc sản xuất được 69,5 triệu tấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo báo cáo của WSA, tổng sản lượng thép Trung Quốc sản xuất trong năm 2015 đạt 803,8 triệu tấn.

Sản lượng thép Trung Quốc tăng trong thời gian qua càng làm cho người ta lo ngại về tình trạng thép rẻ Trung Quốc được nhập khẩu ồ ạt vào thị trường châu Âu.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất thép châu Âu cáo buộc nguồn thép giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc gây ra cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực này, khiến nhiều lao động mất việc làm và các nhà máy đóng cửa.

Tuần qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker khẳng định Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm bảo vệ ngành thép của khối, trong bối cảnh lượng thép nhập khẩu ồ ạt từ Trung Quốc được cho là nguyên nhân gây bất ổn trên thị trường thép châu Âu nói riêng và cả thế giới.

Tiêu thụ thép của Mỹ Latin giảm mạnh

Theo số liệu của Hiệp hội thép của Mỹ Latin (Alacero), lượng thép cán tiêu thụ của khu vực này trong 5 tháng đầu năm nay đạt 26,1 triệu tấn, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2015.

Theo Alacero, Brazil là nước có lượng tiêu thụ thép cán giảm mạnh nhất với 27% (tương đương 2,7 triệu tấn) tiếp theo là Argentina (-7%), Chile và Colombia (-4%). Trong khi đó, lượng thép cán tiêu thụ của Honduras tăng thêm 41.600 tấn, tăng tương ứng 39%, Peru (36.400 tấn; 3%) và Mexico (17.300 tấn; 0,2%).

Nhìn chung, sản lượng thép của khu vực Mỹ Latin trong thời kỳ trên đạt 20,8 triệu tấn, giảm 8% so với năm 2015. Brazil là nhà sản xuất thép đứng đầu khu vực với 8,4 triệu tấn, chiếm 41% tổng số, tiếp theo là Mexico (7,7 triệu tấn; 37%).

Cũng theo theo thống kê của Alacero, lượng thép mà các nước Mỹ Latin nhập khẩu từ Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm nay đạt 2,7 triệu tấn, giảm 35%. Nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm này là do các quốc gia trong khu vực áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu nhằm bảo vệ sản xuất thép nội địa, đặc biệt là Mexico, Brazil, Colombia và Cộng hòa Dominicana.

Mới đây, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết, sản lượng thép dư thừa 600 triệu tấn của Trung Quốc đã gây thiệt hại cho ngành công nghiệp thép trên thế giới và đây là lý do khiến một số quốc gia quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục