tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 19-02-2016

  • Cập nhật : 19/02/2016

Giá vàng tăng phiên thứ 2 khi chứng khoán đi xuống

gia vang phien 18/2 tang hon 2% khi chung khoan my mat diem

Giá vàng phiên 18/2 tăng hơn 2% khi chứng khoán Mỹ mất điểm


Giá vàng phiên 18/2 tăng hơn 2% khi chứng khoán Mỹ mất điểm làm tăng tính hấp dẫn của vàng như tài sản trú ẩn an toàn.

Phố Wall chấm dứt mạch tăng 3 phiên liên tiếp do cổ phiếu Wal-Mart giảm mạnh, ảnh hưởng xấu đến lĩnh vực bán lẻ và giá dầu lại lao dốc.

Lúc 14h57 giờ New York (2h57 sáng ngày 19/2 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay tăng 2,1% lên 1.234,5 USD/ounce, sát mức cao nhất một năm 1.260 USD/ounce lập trong tuần trước.

Giá vàng giao tháng 4/2016 trên sàn Comex tăng 14,9 USD, tương đương 1,2%, lên 1.226,3 USD/ounce.

Đồn đoán Fed không thể nâng lãi suất trong phiên họp chính sách vào tháng 3 tới trong bối cảnh lo ngại ngày một tăng về sự ổn định của thị trường toàn cầu và lo ngại lạm phát ở mức thấp đã giúp giới đầu tư vàng lạc quan hơn.

Giá vàng đã tăng khoảng 20% kể từ khi bắt đáy 6 năm hồi tháng 12/2015.

Tâm lý lạc quan của giới đầu tư vàng còn được thể hiện ở lượng vàng mua vào và nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR. Từ đầu năm đến nay, lượng vàng nắm giữ của SPDR tăng mạnh hơn so với lượng bán ra trong cả năm 2015.

Tuy nhiên, trong báo cáo ra hôm thứ Tư 18/2, Bank of America Merrill Lynch cho rằng, tuy nhu cầu vàng vật chất vẫn tăng song “sự thờ ơ” của thị trường Ấn Độ và Trung Quốc thực sự đáng lo ngại.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 1,3% lên 15,48 USD/ounce, giá bạch kim tăng 0,04% lên 942,99 USD/ounce và giá palladium tăng 1,5% lên 503,51 USD/ounce.


Giá dầu mất đà tăng do lượng dầu lưu kho đạt kỷ lục mới

gia dau mat da tang do luong dau luu kho dat ky luc moi

Giá dầu mất đà tăng do lượng dầu lưu kho đạt kỷ lục mới


Đà tăng của giá dầu Mỹ phiên 18/2 chững lại khi số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho của nước này tuần qua tiếp tục tăng lên kỷ lục mới.

Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua tăng 2,1 triệu thùng lên 504,1 triệu thùng, lập kỷ lục mới.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 3/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 11 cent, tương ứng 0,4%, lên 30,77 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 4/2016 trên sàn ICE Futures Europe lại giảm 22 cent, tương đương 0,6%, xuống 34,28 USD/thùng.

Trước đó, trong phiên giao dịch, giá dầu WTI và Brent đều tăng 3% trước khi EIA công bố số liệu dầu lưu kho.

Giá dầu đã giảm hơn 70% so với mức đỉnh hồi tháng 6/2014 chủ yếu do tình trạng cung vượt cầu trên thị trường thế giới.

Giá dầu đã biến động cực kỳ mạnh trong những tuần gần đây trong bối cảnh bất ổn về tốc độ tăng trưởng nhu cầu toàn cầu. Giá dầu WTI liên tục tăng giảm 1% hoặc hơn trong 23 phiên liên tiếp tính đến thứ Năm 18/2, đợt biến động dài nhất kể từ năm 2009.

Lượng dầu lưu kho của Mỹ liên tục tăng từ đầu năm đến nay khi sản lượng tiếp tục vượt nhu cầu. Lượng dầu lưu kho giảm trong tuần kết thúc vào 5/2 do nhập khẩu giảm, nhưng tuần qua, nhập khẩu dầu của Mỹ đã tăng trở lại, theo EIA.

Đầu phiên 18/2, giá dầu được hỗ trợ do đồn đoán các nước sản xuất chủ chốt có thể đồng ý hạn chế sản lượng toàn cầu.

Đầu tuần này, Nga, Arab Saudi, Qatar và Venezuela cho biết sẽ đóng băng sản lượng ở mức của tháng 1/2016 nếu Iran và Iraq cũng tham gia thỏa thuận. Tuy nhiên, cả Iran và Iraq đều từ chối tuyên bố sẽ hạn chế tăng trưởng sản lượng.

Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu chững lại sau khi EIA công bố số liệu về lượng dầu lưu kho của Mỹ và khi Bộ trưởng Ngoại giao Arab Saudi Adel Al Jubeir tuyên bố nước này “chưa sẵn sàng” cắt giảm sản lượng dầu thô.


USD giảm sau biên bản họp chính sách của Fed

Phiên 17/2, USD giảm sau khi biên bản họp Fed cho thấy sự lo ngại về tăng trưởng toàn cầu và Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong phiên họp tháng 3.

Chốt phiên, USD giảm so với yên xuống 113,88 JPY/USD từ 114,23 JPY/USD hôm thứ Ba, trong khi đó, euro tăng lên 1,1148 USD/EUR so với 1,1128 USD/EUR hôm thứ Ba.

Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, giảm 0,5% xuống 89,12 điểm, trong khi đó, chỉ số Đôla ICE, theo dõi sức mạnh của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt, giảm 0,1% xuống 96,8270 điểm.

Trong biên bản họp Fed tháng 1/2016, các quan chức Fed tỏ ra lo ngại với sự bất ổn về viễn cảnh lạm phát và tăng trưởng kinh tế và những mối nguy đến tăng trưởng kinh tế có thể làm thay đổi lộ trình nâng lãi suất trong ngắn hạn.

Các nhà hoạch định chính sách Fed muốn thấy “bằng chứng trực tiếp” rằng lạm phát sẽ tăng lên mức mục tiêu 2% trước khi họ ủng hộ việc một lần nữa nâng lãi suất.

Theo số liệu của CME, giới đầu tư tin rằng Fed sẽ không có bất kỳ cơ hội nào để nâng lãi suất trong phiên họp tháng 3 tới và chưa đến 50% khả năng tăng chi phí đi vay trước khi năm nay kết thúc.

Trong bảng giao dịch khác, USD giảm so với các đồng tiền thị trường mới nổi do giá dầu tăng mạnh sau khi Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh gọi thỏa thuận đóng băng sản lượng giữa Arab Saudi, Nga, Venezuela và Qatar là “bước đi đầu tiên” trong việc ổn định thị trường dầu mỏ.

Chốt phiên, USD giảm 2% so với real Brazil xuống 3,9900 BRL/USD và giảm 3,6% so với rúp Nga xuống 75,05 RUB/USD.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục