tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 17-02-2016

  • Cập nhật : 17/02/2016

Giá vàng giảm mạnh nhất gần một năm

gia vang giam manh nhat gan mot nam

Giá vàng giảm mạnh nhất gần một năm

Phiên 16/2, giá vàng giảm phiên thứ 3 liên tiếp khi thị trường chứng khoán toàn cầu và USD tăng, làm giảm tính hấp dẫn của vàng như tài sản trú ẩn.

Lúc 15h05 giờ New York (3h05 sáng ngày 17/2 giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.203,26 USD/ounce, nối tiếp đà giảm 2,3% hôm thứ Hai 15/2, mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ giữa tháng 7/2015.

Giá vàng giao tháng 4/2015 trên sàn Comex giảm 31,2 USD, tương đương 2,5%, xuống 1.208,2 USD/ounce, mức giảm lớn nhất kể từ 6/3/2015.

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng, nối dài đà đi lên từ hôm thứ Sáu 12/2 khi giới đầu tư mua vào cổ phiếu hàng tiêu dùng không thiết yếu, công nghiệp và tài chính.

Giá vàng giảm khi giới đầu tư thoát khỏi tài sản bảo thu và đổ tiền vào tài sản rủi ro hơn, kể cả cổ phiếu, sau khi bán tháo những tài sản này hồi tuần trước, mua vào vàng và yên. Tuần trước, giá vàng kỳ hạn có mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Từ đầu năm đến nay, giá vàng tăng gần 14%, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 7,4%.

Hôm thứ Ba 16/2, Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari cho biết, ông dự đoán lãi suất sẽ tăng từ từ, trong khi Chủ tịch Fed Philadelphia Patrick Harker cho rằng Fed nên chờ thêm bằng chứng về lạm phát của Mỹ trước khi tiếp tục nâng lãi suất.

Biên bản phiên họp tháng 1/2016 của Fed sẽ được công bố vào thứ Tư 17/2.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,7% xuống 15,22 USD/ounce, giá bạch kim giảm 0,4% xuống 928,75 USD/ounce và giá palladium giảm 0,9% xuống 507 USD/ounce.


Giá dầu quay đầu giảm khi thỏa thuận Arab Saudi-Nga gây thất vọng

gia dau quay dau giam khi thoa thuan arab saudi-nga gay that vong

Giá dầu quay đầu giảm khi thỏa thuận Arab Saudi-Nga gây thất vọng

Giới đầu tư tỏ ra hoài nghi về việc thỏa thuận đóng băng sản lượng sẽ giúp phần nào xoa dịu tình trạng thừa cung.

Giá dầu phiên 16/2 giảm khi giới đầu tư cho rằng thỏa thuận đóng băng sản lượng là chưa đủ để giải quyết tình trạng cung vượt cầu vốn khiến giá dầu lao dốc trong nhiều tháng qua.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 3/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 40 cent, tương ứng 1,4%%, xuống 29,04 USD/thùng. Trong phiên có lúc giá chạm 31,53 USD/thùng.

Giá dầu Brent giao tháng 4/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,21 USD, tương đương 3,6%, xuống 32,18 USD/thùng.  Trong phiên có lúc giá lên 35,55 USD/thùng.

Phiên giao dịch bắt đầu với hy vọng sau khi Arab Saudi, Nga, Venezuela và Qatar đồng ý đóng băng sản lượng. Tin tức này đã giúp giá dầu tăng hơn 6% khi thị trường hy vọng rằng thỏa thuận sẽ giúp kéo giảm tình trạng thừa cung toàn cầu.

Nhưng giá dầu lại giảm về cuối phiên do giới đầu tư tỏ ra hoài nghi sau khi Iran tuyên bố sẽ không tham gia thỏa thuận nêu trên. Sự vắng mặt của Iran khiến thị trường lo ngại rằng sẽ không thể đạt được thỏa thuận nếu không có sự tham gia của tất cả các nước sản xuất chủ chốt, và giới đầu tư lại bán tháo.

Sau nhiều tuần đồn đoán, Nga và Arab Sauđi đã khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ bằng việc đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng ở mức của tháng 1/2016 với sự nhất trị của Venezuela và Qatar.

Tổng sản lượng dầu thô của 4 nước trên trong tháng 1/2016 đạt 23,75 triệu thùng/ngày, chiếm hơn 25% sản lượng toàn cầu. Kuwait cũng đồng ý tham gia thỏa thuận. Tuy nhiên, các nhà phân tích và giới đầu tư, thỏa thuận giữ nguyên sản lượng sẽ là không đủ để xoa dịu tình trạng thừa cung vốn khiến giá dầu giảm hơn 70% kể từ tháng 6/2014.  

Sản lượng dầu của Nga trong tháng 1/2016 đạt 10,989 triệu thùng, trong khi Arab Saudi bơm 9,95 triệu thùng.

Iran đang cố gắng bắt kịp 2 nhà “vô địch” và giành lại khách hàng bị mất trong nhiều năm bị trừng phạt. Tuần này, Iran đã xuất khẩu lô dầu đầu tiên sang châu Âu sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.

Bên cạnh đó, trong khi nguồn cung dầu thô vẫn dồi dào, tăng trưởng nhu cầu tại các thị trường tiêu thụ như Trung Quốc lại tiếp tục giảm. Do vậy, các yếu tố cơ bản vẫn rất đáng lo ngại và thị trường sẽ diễn biến theo các tin tức về việc cắt giảm sản lượng và nhu cầu, theo một số nhà phân tích.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2016 có thể giảm đáng kể xuống 1,2 triệu thùng/ngày so với 1,6 triệu thùng/ngày năm 2015.


Giá dầu Brent tại châu Á đã vượt mức 34 USD mỗi thùng

Giá dầu Brent tại châu Á đã tăng nhanh vượt qua mức 34 USD mỗi thùng trong ngày 16/2 sau khi có thông tin các cường quốc dầu mỏ, trong đó có Nga và Saudi Arabia, có thể đạt một thỏa thuận chung nhằm ổn định thị trường “vàng đen” tại cuộc gặp ở Doha.

Tới 12 giờ trưa 16/2 (theo giờ Hà Nội), giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 4 tại thị trường Singapore đã tăng 1,30 USD, tương đương 3,89%, lên mức 34,69 USD mỗi thùng.

Tương tự giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao tháng Ba cũng tăng 1,30 USD, tương đương 4,42%, lên 30,74 USD mỗi thùng.

Hãng tin Reuters dẫn nguồn cho hay Nga, Saudi Arabia, Venezuela và Qatar sẽ có cuộc họp không chính thức tại Doha của Qatar ngày 16/2 để thảo luận về thị trường dầu mỏ.

Trước đó, trên sàn giao dịch điện tử Tokyo, vào lúc 6 giờ 34 phút (giờ Việt Nam), giá dầu ngọt nhẹ WTI tăng 1,26 USD, hay 4,3% lên 30,7 USD mỗi thùng, nối tiếp đà tăng giá (hơn 12%) của phiên cuối tuần trước (12/2) tại thị trường New York.

Thị trường giao dịch hàng hóa kỳ hạn của Mỹ đóng cửa phiên 15/2 sớm, do ngày nghỉ lễ Tổng thống Mỹ (Presidents Day).

Trước khi thông tin về cuộc họp ở Doha bị tiết lộ, giá dầu Mỹ giao tháng Ba giao dịch ở khoảng 29,76 USD mỗi thùng.

Giá dầu thô thế giới đã chạm đáy của hơn một thập niên trong năm ngoái do sản lượng dầu của Mỹ “bùng nổ” và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định thúc đẩy xuất khẩu nhằm bảo vệ thị phần.

Saudi Arabia cho biết sẽ chỉ hạ sản lượng khi các quốc gia sản xuất dầu mỏ ngoài nhóm OPEC cũng thực hiện chính sách này


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục