tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 13-05-2016

  • Cập nhật : 13/05/2016

Giá dầu tiếp tục tăng sau báo cáo của IEA

gia dau my phien 12/5 lap dinh moi 6 thang truoc y kien trai chieu ve viec lieu thi truong se can bang nhanh hon du doan hay se lai lao doc.

Giá dầu Mỹ phiên 12/5 lập đỉnh mới 6 tháng trước ý kiến trái chiều về việc liệu thị trường sẽ cân bằng nhanh hơn dự đoán hay sẽ lại lao dốc.


Giá dầu Mỹ phiên 12/5 lập đỉnh mới 6 tháng trước ý kiến trái chiều về việc liệu thị trường sẽ cân bằng nhanh hơn dự đoán hay sẽ lại lao dốc.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 6/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 47 cent, tương ứng 1%, lên 46,70 USD/thùng, cao nhất kể từ 3/11/2015.

Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 48 cent, tương đương 1%, lên 48,08 USD/thùng.

Báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) là chất xúc tác mới đẩy tăng giá dầu, nhưng cũng khiến giới đầu tư có những suy đoán trái ngược nhau. Trong báo cáo ra hôm thứ Năm 12/5, IEA cho rằng lượng dầu lưu kho toàn cầu sẽ “giảm mạnh” trong nửa cuối năm nay, nhưng cũng cảnh báo rằng sẽ tiếp tục tăng trong nửa đầu năm nay khi Iran tăng sản lượng, làm trầm trọng thêm tình trạng thừa cung vốn đã kéo dài gần 2 năm qua.

Đầu phiên giá dầu tăng sau khi báo cáo được công bố khi nhiều nhà đầu tư coi đây là sự xác nhận đà tăng 76% của giá dầu và dấu hiệu cho thấy tình trạng thừa cung đang giảm. Nhưng trong phiên giao dịch, có lúc giá dầu lại giảm khi một số nhà đầu tư chốt lời khi cho rằng giá dầu tiến sát mốc 50 USD/thùng sẽ khiến nhiều nhà sản xuất tăng sản lượng.

IEA cho biết, sản lượng dầu thô tại hầu hết các nước sản xuất trên thế giới đều giảm, dẫn đầu là sự sụt giảm sản lượng của Mỹ. Bên cạnh đó, sự gián đoạn nguồn cung tại Nigeria, Ghana và Canada đến nay đã vượt quá 1,5 triệu thùng/ngày.

Tuy nhiên, cũng theo IEA, sản lượng dầu thô của OPEC trong tháng 4/2016 tăng lên 32,76 triệu thùng/ngày, cao nhất kể từ tháng 4/2008. Sản lượng và xuất khẩu dầu thô của Iran tăng lên sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hồi tháng 1 vừa qua. Tháng 4/2016, sản lượng dầu thô của Iran tăng thêm 300.000 thùng/ngày lên 3,56 triệu thùng/ngày.

Thị trường vẫn “ngập trong dầu” do sản lượng của các nước Trung Đông đang tăng mạnh hơn đà sụt giảm sản lượng của Mỹ và những sự cố gián đoạn nguồn cung gần đây. IEA cho rằng sự gián đoạn nguồn cung chỉ mang tính nhất thời và sẽ chỉ hỗ trợ giá dầu trong ngắn hạn.(NCĐT)

Giá vàng lại giảm do USD mạnh lên

gia vang phien 12/5 giam khi usd manh len khien mot so nha dau tu chot loi sau khi gia vang co ngay tang lon nhat trong thang nay.

Giá vàng phiên 12/5 giảm khi USD mạnh lên khiến một số nhà đầu tư chốt lời sau khi giá vàng có ngày tăng lớn nhất trong tháng này.


Giá vàng phiên 12/5 giảm khi USD mạnh lên khiến một số nhà đầu tư chốt lời sau khi giá vàng có ngày tăng lớn nhất trong tháng này.

Lúc 14h44 giờ New York (1h44 sáng ngày 13/5 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.269,76 USD/ounce. Tuần trước, giá vàng đã chạm mốc cao nhất 15 tháng ở 1.303,6 USD/ounce trước khi giảm xuống dưới 1.300 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex giảm 4,3 USD, tương ứng 0,3%, xuống 1.271,2 USD/ounce.

Yên Nhật giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần so với USD do đồn đoán Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể tăng cường các biện pháp kích thích tiền tệ vào tháng tới, giúp chỉ số đôla tăng 0,3%.

Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng gần 20% sau một loạt số liệu kinh tế, cả của Mỹ và nhiều nước khác, không mấy khả quan, kéo giảm dự đoán Fed sẽ nâng lãi suất trong tương lai gần.

Cùng với sự lạc quan về giá vàng, lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ Tư 11/5 lên cao nhất kể từ tháng 12/2013.

Lượng mua vào của các quỹ ETF vàng tăng vọt cũng đẩy tăng nhu cầu kim loại quý trong quý I/2016 lên mức cao kỷ lục ở 1.290 tấn, theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), bất chấp nhu cầu vàng trang sức giảm 20%.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 1,8% xuống 17,08 USD/ounce, giá bạch kim giảm 1,2% xuống 1.049,86 USD/ounce và giá palladium giảm 1,6% xuống 594,8 USD/ounce.(NCĐT)

Cao su tự nhiên tăng giá: Đã vào chu kỳ đầu tư mới?

Điểm nhấn đầu tư duy nhất của đối với các doanh nghiệp sản xuất cao su có thể kể đến là tỷ lệ cổ tức chi trả duy trì ở mức cao và tỷ số P/B hiện đang ở mức thấp.

Tín hiệu tích cực: giá cao su được cải thiện, cổ phiếu tăng giá

Giá cao su tự nhiên trên thế giới từ đầu năm đến nay đã được cải thiện đáng kể nhờ diễn biến tăng của giá dầu. Dầu mỏ là nguyên liệu đầu vào chính cho sản xuất cao su nhân tạo, sản phẩm thay thế của cao su tự nhiên. Sự tăng giá trở lại của dầu khí trong những tháng đầu năm làm tăng giá thành của cao su nhân tạo, góp phần giúp giá cao su tự nhiên hồi phục.

Yếu tố khác giúp cải thiện giá cao su có thể kể đến là tác động từ Hiệp hội các nước sản xuất cao su. Các nhà sản xuất cao su lớn như Thái Lan, Indonesia, Malaysia đã đồng ý cắt giảm xuất khẩu khoảng 615.000 tấn cao su trong giai đoạn 6 tháng bắt đầu từ 01/06/2016. Đây có thể coi là yếu tố quan trọng nhất cải thiện giá cao su tự nhiên.

cao su tu nhien tang gia: da vao chu ky dau tu moi?

Cao su tự nhiên tăng giá: Đã vào chu kỳ đầu tư mới?

Về dài hạn, Việt Nam và Malaysia là những nước sản xuất cao su tham gia TPP. Thuế suất 0% khi nhập khẩu cao su Việt Nam vào các nước thành viên TPP sẽ giúp cao su Việt Nam có lợi thế đáng kể so với Thái Lan và Indonesia trong cơ hội tham gia các chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất săm lốp lớn.

Giá cổ phiếu cao su Việt Nam bám sát diễn biến giá cao su thế giới do khoảng 90% sản lượng cao su của Việt Nam phục vụ mục đích xuất khẩu. Theo trang Thị trường cao su, trong quý I/2016, giá cao su thành phẩm trong nước diễn biến theo xu hướng tăng 5.600 đ/kg, với cao su SVR 3L tăng từ 24.900 đ/kg lên 30.500 đ/kg; cao su SVR10 tăng từ 24.500 đ/kg lên 30.100 đ/kg.

Diễn biến giá cao su cũng phản ánh khá rõ nét trên giá cổ phiếu ngành cao su. Sau một thời kỳ dài rớt giá, từ đầu năm đến nay, cổ phiếu ngành cao su tự nhiên đã có bước chuyển biến khá rõ rệt: 3 mã tăng, 2 mã giảm nhẹ. Cụ thể, DPR tăng 14%, TRC tăng 11%, PHR tăng 12%, các mã HRC và TNC giảm nhẹ, giảm lần lượt 6% và 3%.


Nguồn nguyên liệu cá tra đang thiếu hụt nghiêm trọng

Đó là cảnh báo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep). Mặc dù năm 2015 giá cá tra giảm kỷ lục, nhưng do thiếu; nguồn cung nên từ đầu năm 2016 đến nay giá cá tra Việt Nam đã tăng mạnh và chưa có dấu hiệu ngừng lại.

Có nhiều nguyên nhân đẩy giá cá tra giá tăng mạnh là do “phản ứng” trước những thay đổi trong quy định nhập khẩu cá tratại Mỹ; nhu cầu phục vụ cho triển lãm Brussels tăng. Nguyên nhân khác là do tình trạng ngập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khiến hàng loạt cá tra “lăn ra chết”. Trong khi đó, số hộ nuôi cá tra đã giảm mạnh từ năm 2015 do giá cá tra lúc bấy giờ quá thấp, nhiều chủ trang trại đã chuyển từ nuôi cá tra sang các loài khác phục vụ cho thị trường trong nước, khiến đây cũng là lần đầu tiên trong 10 năm, ngành cá tra phải đối mặt với sự “thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn nguyên liệu”.

Cũng theo Vasep, như đã nói ở trên, giá cá tra tăng một phần là do ảnh hưởng từ sự thay đổi trong quy định của Mỹ, sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đảm nhiệm thanh tra cá tra NK. Các nhà XK đã cố gắng xuất hàng nhiều nhất có thể trước khi quy định mới của USDA có hiệu lực (từ ngày 1.3). Tại thời điểm này, lượng hàng xuất ít đi đã khiến nhu cầu cá tra tăng cao và đẩy giá tăng lên.

Cụ thể, ngay từ đầu tháng 4.2016, giá XK cá tra philê tăng 0,30 USD/kg, lên 2,20-2,30 USD/kg (100% khối lượng tịnh, giá FOB sang EU từ TPHCM). Tại ĐBSCL, giá cá tra nguyên liệu tăng, từ 17.000-18.000 VND/kg đầu năm (0,75- 0,80 USD/kg) lên 21.000-22.000 VND/kg trong tháng 4 và có thể sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.


Xuất khẩu thép của Ấn Độ giảm trong tháng Tư

Tờ “Business Standard” đưa tin theo báo cáo mới nhất của Ủy ban kế hoạch hỗn hợp (JPC) của Bộ Thép Ấn Độ, xuất khẩu thép của Ấn Độ trong tháng Tư giảm xuống còn 308.000 tấn và giảm 12% so với tháng 3.

Trong thời gian này, Ấn Độ đã nhập khẩu 654.000 tấn thép, giảm 15,5% so với tháng 4/2015.

Cũng theo số liệu sơ bộ do JPC công bố ở trên, tổng sản lượng thép thành phẩm có trên thị trường Ấn Độ trong tháng Tư đạt 7,487 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước.

Số lượng thép tiêu thụ ở nước này trong tháng Tư tăng 5,2%, đạt 5,75 triệu tấn so với tháng 4/2015 nhưng lại giảm 29% so với tháng 3/2016.

Trong một thông tin có liên quan, Tata Steel, tập đoàn thép lớn nhất Ấn Độ và lớn thứ sáu thế giới, loan báo kế hoạch bán các nhà máy thép tại nước Anh do tình trạng dư thừa nguồn cung và nhu cầu toàn cầu yếu, đồng thời cho biết sẽ tập trung hoạt động kinh doanh vào thị trường trong nước.

Động thái khiến 15.000 lao động tại "xứ sở sương mù" đứng trước nguy cơ mất việc.


Phương pháp xây dựng thay đổi làm giảm tiêu thụ thép cây ở Nhật

Nhu cầu thép thanh nhỏ ở Nhật trong đó có thép cây đã giảm gần 8% trong năm tài khóa 2015 đạt 7,58 triệu tấn, một sự sụt giảm mà Hiệp hội các nhà sản xuất thép không liên hợp của Nhật (Fudenko) cho rằng có lẽ đã đánh dấu một sự thay đổi trong phương pháp xây dựng. Phát biểu sau cuộc họp hàng tháng của Hiệp hội, Chủ tịch Fudenko- Takayoshi Meiga cho biết sự sụt giảm này có lẽ là do sự chuyển đổi từ các tòa nhà dùng bê tông cốt thép sang khung thép.

Xu hướng thị trường này đã khiến Hiệp hội ngạc nhiên, buộc cơ quan này phải vài lần điều chỉnh giảm cho dự báo nhu cầu thép thanh của mình. Sự thay đổi trong phương pháp xây dựng đang tăng thêm lo lắng cho các doanh nghiệp sản xuất thép.

Tháng 7/2015, Fudenko ước tính nhu cầu thép thanh trong suốt năm tài khóa năm ngoái sẽ đạt 7,92 triệu tấn nhưng đến tháng 11 thì cơ quan này đã buộc phải điều chỉnh giảm xuống chỉ còn 7,9 triệu tấn và tới tháng 2 thì xuống 7,7 triệu tấn. Sau đó vào tháng 3, cơ quan này một lần nữa buộc phải hạ dự báo xuống 7,65 triệu tấn. Trong định nghĩa thép thanh nhỏ của Hiệp hội, khoảng 90% là thép cây.

Một nhà kinh doanh thép xây dựng ở Tokyo không bị ngạc nhiên trước sự sụt giảm của mức tiêu thụ trong năm tài chính năm ngoái và nói rằng hoạt động xây dựng nhìn chung đã chậm hơn. “Nhưng đúng là các nhà quy hoạch xây dựng đang ưa chuộng khung thép bởi vì kỹ thuật này yêu cầu ít lao động hơn và thời gian xây dựng có thể được rút ngắn so với bê tông cốt thép”.

Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng việc khởi công những tòa nhà dùng bê tông cốt thép thực ra đã gia tăng hồi tháng 3, thêm vào đó con số này sẽ không sụt giảm trong năm tài khóa 2016 nhưng bất cứ sự gia tăng nào nếu xảy ra thì cũng sẽ chậm chạp. Số liệu từ Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Nhật Bản cho thấy diện tích xây dựng tòa nhà dùng bê tông cốt thép trong tháng 3 tương đương 2,23 triệu mét vuông, tăng 15,1% so với tháng 2 và 37% so với năm ngoái.

Ông này cho biết các nhà máy mini đã và đang cắt giảm sản lượng để cân bằng cung cầu và tồn kho thép xây dựng đã giảm. “Tình hình thị trường thép thanh nhỏ hiện tốt hơn so với năm ngoái và nhu cầu trong năm tài khóa này sẽ cao hơn”, ông dự báo.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục