tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 03-06-2016

  • Cập nhật : 03/06/2016

Giá dầu Brent vượt mốc 50 USD/thùng lần đầu tiên trong 7 tháng

gia dau brent phien 2/6 vuot nguong 50 usd/thung lan dau tien ke tu thang 11/2015 khi san luong va luong dau luu kho my tiep tuc giam.

Giá dầu Brent phiên 2/6 vượt ngưỡng 50 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 11/2015 khi sản lượng và lượng dầu lưu kho Mỹ tiếp tục giảm.


Giá dầu Brent phiên 2/6 vượt ngưỡng 50 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 11/2015 khi sản lượng và lượng dầu lưu kho Mỹ tiếp tục giảm.

Đầu phiên, giá dầu giảm khi OPEC quyết định không đóng băng sản lượng trong phiên họp tại Vienna, nhưng sau đó hồi phục sau khi số liệu về lượng dầu lưu kho của Mỹ được công bố.

Số liệu của Mỹ cho thấy giá dầu ở mức thấp và việc cắt giảm chi phí của các công ty dầu mỏ hơn một năm qua đã làm giảm nguồn cung, kéo giảm tình trạng thừa cung mà không cần sự can thiệp của OPEC.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 7/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 16 cent, tương đương 0,3%, lên 49,17 USD/thùng, ghi nhận phiên tăng đầu tiên trong 5 phiên vừa qua.  

Giá dầu Brent giao tháng 8/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 32 cent, tương ứng 0,6%, lên 50,04 USD/thùng, cao nhất kể từ 3/11/2015.

Lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 27/5 giảm 1,4 triệu thùng khi các nhà máy lọc dầu hoạt động với công suất cao hơn, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết hôm thứ Năm 2/6.

Lượng dầu lưu kho của Mỹ đã giảm trong những tuần gần đây nhưng vẫn sát mức cao nhất trong hơn 80 năm qua, dấu hiệu cho thấy tình trạng thừa cung dầu thô toàn cầu đã gây áp lực lên giá dầu kể từ giữa năm 2014. Sản lượng dầu thô của Mỹ tuần qua cũng giảm 32.000 thùng/ngày xuống 8,735 triệu thùng/ngày, thấp nhất kể từ tháng 9/2014, cho thấy việc các công ty cắt giảm chi phí đầu tư đã tác động đến sản lượng.

Cũng hôm thứ Năm 2/6, OPEC đã không thể nhất trí được việc áp dụng trần sản lượng tại phiên họp ở Vienna.

Quyết định của OPEC không cắt giảm sản lượng bất chấp tình trạng thừa cung toàn cầu là yếu tố chính phía sau đợt lao dốc của giá dầu hồi cuối năm 2014. Việc thảo luận về đóng băng sản lượng của OPEC trong những tháng gần đây đã giúp đẩy tăng giá dầu từ mức đáy 13 năm ghi nhận đầu năm nay. Nhưng Iran nhất quyết không tham gia thỏa thuận đóng băng sản lượng khi đang lên kế hoạch tiếp tục tăng sản lượng sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.

Gián đoạn nguồn cung tại Canada, Nigeria và nhiều khu vực khác cũng kéo giảm nguồn cung dầu ra thị trường, đẩy tăng giá và khiến các nước thành viên OPEC không còn động cơ cắt giảm sản lượng.(NCĐT)


Giá vàng chưa thể thoát đáy 3 tháng

gia vang phien 2/6 bien dong nhe khi usd manh len sau khi ecb dieu chinh tang du doan lam phat, gioi dau tu can trong truoc them bao cao viec lam.

Giá vàng phiên 2/6 biến động nhẹ khi USD mạnh lên sau khi ECB điều chỉnh tăng dự đoán lạm phát, giới đầu tư cẩn trọng trước thềm báo cáo việc làm.


Giá vàng phiên 2/6 biến động nhẹ khi USD mạnh lên sau khi ECB điều chỉnh tăng dự đoán lạm phát, giới đầu tư cẩn trọng trước thềm báo cáo việc làm.

Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) vẫn giữ nguyên lãi suất và Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết, lạm phát có thể vẫn rất thấp hoặc ở mức âm trong vài tháng tới.

Lúc 13h53 giờ New York (0h53 sáng ngày 3/6 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.210,96 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex giảm 2,1 USD, tương ứng 0,2%, xuống 1.212,6 USD/ounce, thấp nhất kể từ 16/2.

Giới đầu tư sẽ tập trung vào số liệu việc làm phi nông nghiệp của Mỹ, công bố vào thứ Sáu 3/6. Số liệu tích cực sẽ làm tăng đồn đoán Fed sẽ nâng lãi suất trong phiên họp 14-15/6.

Giá vàng đã giảm mạnh sau khi Biên bản họp chính sách tháng 4 của Fed được công bố hồi tháng 5 và bình luận của các quan chức Fed, kể cả Chủ tịch Fed Janet Yellen, làm tăng đồn đoán lãi suất sẽ sớm được nâng lên.

Phiên 2/6, euro giảm trong khi giá cổ phiếu trên các thị trường chủ chốt xuống thấp nhất gần một tuần và chỉ số đôla tăng khoảng 0,05%.

Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ Tư 1/6 tăng 0,24% lên 870,74 tấn, cao nhất kể từ tháng 11/2013.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,5% lên 16,01 USD/ounce, giá bạch kim giảm 1,4% xuống 953 USD/ounce và giá palladium giảm 2,1% xuống 533,23 USD/ounce.


Thiếu hụt nguồn cung cá giống làm giá cá rô phi Trung Quốc tăng

Theo số liệu từ Cục Thủy sản và Đại Dương Trung Quốc, giá cá rô phi nuôi của Trung Quốc tăng so với cùng kỳ năm 2015.

Tại khu vực Quảng Đông – Trung Quốc, vào trung tuần tháng 5, giá cá rô phi từ 500 gram đến 1,5 kg đạt mức 4,4 CNY/500g (tương đương 0,67 USD/500g, 0,6 EUR/500g), tăng so với mức giá 3,6 NDT/500g (tương đương 0,55 USD/500g, 0,49 EUR/500g) cùng kỳ năm ngoái.

Tại tỉnh Hải Nam, cá có kích thước tương tự như trên cũng tăng, đạt 4,4 CNY/500g so với mức giá 4 CNY/500g (tương đương 0,60 USD/500g, 0,54 EUR/500g) cùng kỳ năm ngoái. Điều này có nghĩa là các nhà máy chế biến hiện đang phải trả mức chi phí cao bằng mức giá đã chỉ xảy ra vào tháng 8 và tháng 9 năm ngoái - tháng cao điểm về nhu cầu và thu hoạch cá rô phi.

Sự thiếu hụt cá giống có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tăng giá. Trong một Thông tư gửi cho các văn phòng địa phương ở tỉnh Quảng Đông và gửi cho Bộ Nông nghiệp; Cục Thủy sản và Đại Dương Trung Quốc cho rằng nông dân và các nhà cung cấp cá giống đang đẩy giá lên, nhằm cung cấp cá có chất lượng và kích thước phù hợp.


Thép cây xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ giảm mạnh do nhu cầu thấp

Xuất khẩu thép cây của Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 04 đã giảm mạnh 29% so với cùng kỳ năm ngoái, do phục hồi nhu cầu tiêu thụ ở hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của Thổ Nhĩ Kỳ trong ba tháng đầu năm nay đảo ngược chiều trong tháng đó, ngoại trừ ở Mỹ và Israel, theo dữ liệu mới nhất của Viện thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK). Con số này cũng thấp hơn 30% sotháng trước đó.

Mỹ đứng đầu danh sách các nhà nhập khẩu thép cây Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 04, mua 153.065 tấn, gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái và so với tháng 03. Xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Israel tăng 62% so với tháng trước và 72% so với cùng kỳ năm ngoái l6n mức 110.176 tấn trong tháng 04. Thép cây xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ tới Yemen cũng duy trì mạnh mẽ tại mức 57.216 tấn trong tháng đó.

Các nước Trung Đông và Bắc Phi (MENA), như thường lệ, là các nhà nhập khẩu chính khác trong tháng 04, mặc dù xuất khẩu sang các nước này nói chung giảm mạnh. Thép cây xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ tới Iraq đạt 30.983 tấn trong tháng 04, thấp hơn so với tháng trước là 52%, trong khi xuất khẩu sang UAE đạt 17.981 tấn, thấp hơn đáng kể so với mức 163.955 tấn đã xuất khẩu trong tháng 03.

Xuất khẩu sang Ethiopia cũng giảm khoảng 50% so với tháng trước trong tháng 04 còn 17.756 tấn, trong khi thép cây xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Ai Cập đạt chỉ 12.035 tấn trong tháng 04 so với 122.689 tấn xuất khẩu trong tháng trước, theo số liệu của TUIK.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã xuất khẩu 9.605 tấn thép cây đến Đảo Síp trong tháng 04, trong khi xuất khẩu sang Syria đạt 6.626 tấn. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã xuất khẩu 5.662 tấn thép cây đến Algeria trong tháng 04, dữ liệu cho thấy.


EC xác nhận áp thuế cao hơn đối với CRC của Nga/Trung Quốc

Ủy ban châu Âu đã áp đặt thuế chống bán phá giá lên thép cuộn/tấm mỏn CR nhập khẩu của CR từ Nga và Trung Quốc, ở mức mà trong phần lớn các trường hợp sẽ ở mức cao hơn so với mức thuế áp đặt tạm thời hồi tháng 02 năm nay, theo một tài liệu công bố chính thức trong tuần này.

Mức thuế áp đặt cuối cùng này được thiết lập ở mức 19,8% đối với tập đoàn Angang,22,1% đối với tập đoàn Shougang cũng như với tất cả những nhà cung cấp Trung Quốc khác. MMK của Nga là nhà máy duy nhất có thuế chống bán phá giá cuối cùng giảm ở mức 18,7%, trong nguồn cung của Severstal sẽ đối mặt mức thuế 34,1% và NVMK và những nhà xuất khẩu khác của  Nga là 36,1%.

Nhìn chung, thuế chống bán phá giá đã tăng lên đáng kể so với mức thuế suất truy thu tạm thời là 16% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc và 26,2% cho vật liệu của Nga.

Trong suốt vài tháng trước các nguồn tin trong cộng đồng thép Châu Âu đã quyết liệt phản đối mức thuế suất thấp áp đặt lên hàng nhập khẩu này, do sự tồn tại của "quy tắc thuế thấp hơn" tại EU. Mức áp thuế cuối cùng ở mức cao hơn so với thuế tạm thời, nhưng vẫn thấp hơn biên độ phá giá được ghi nhận lên đến 68% đối với Nga và 59% đối với Trung Quốc, và là phù hợp trong hầu hết các trường hợp, với biên độ thiệt hại được thiết lập.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục