tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 02-06-2016

  • Cập nhật : 02/06/2016

Giá dầu hồi phục một phần nhờ hy vọng vào OPEC

da giam cua gia dau phien 1/6 chung lai sau khi cac dai bieu opec thap len hy vong se lai ban den viec ap tran san luong

Đà giảm của giá dầu phiên 1/6 chững lại sau khi các đại biểu OPEC thắp lên hy vọng sẽ lại bàn đến việc áp trần sản lượng


Đà giảm của giá dầu phiên 1/6 chững lại sau khi các đại biểu OPEC thắp lên hy vọng sẽ lại bàn đến việc áp trần sản lượng.

Arab Saudi hiện được coi là đang ủng hộ việc áp trần sản lượng khi OPEC nhóm họp vào thứ Năm 2/6 tại Vienna, theo một số đại biểu tham dự phiên họp OPEC. Điều này giúp loại bỏ cái mà giới phân tích coi là mối nguy lớn nhất đối với đà tăng của giá dầu. Arabu Saudi có thể là một trong vài nước sản xuất dầu thô chủ chốt trên thế giới có thể tăng sản lượng - vốn đã mức kỷ lục.

Điều này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư ngạc nhiên khi Arab Saudi đã từng phản đối thỏa thuận giữa OPEC và Nga về việc đóng băng sản lượng.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 7/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 9 cent, tương đương 0,2%, xuống 49,01 USD/thùng, thoát mức đáy của phiên ở 47,75 USD/thùng.

Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 17 cent, tương ứng 0,3%, xuống 49,72 USD/thùng.

Cả giá dầu Brent và WTI đều giao dịch trong vùng tiêu cực phần lớn phiên 1/6 nhưng với tin tức từ Vienna vào cuối phiên, giá dầu đã trở lại vùng tích cực khi giá dầu Mỹ tăng 6 cent lên 49,16 từ mức đáy 47,75 USD/thùng.

Nhiều nhà phân tích vẫn cảnh báo rằng giá dầu có thể giảm. Giá dầu Mỹ đã tăng 87% từ mức đáy 13 năm ghi nhận hồi tháng 2 - mức tăng mạnh nhất 7 năm qua ngay cả khi nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng những chuyển biến tích cực trên thị trường đang thừa cung trầm trọng chỉ mang tính nhất thời.

Cháy rừng tại Canada đã khiến sản lượng dầu thô của nước này giảm gần 1 triệu thùng/ngày - tương đương 40% tổng sản lượng, nhưng yếu tố này dường như không kéo giảm tình trạng thừa cung tại Mỹ. Suncor Energy, hãng sản xuất dầu thô lớn nhất Canada, cho biết dự định sẽ tái khởi động hoạt động sản xuất vào cuối tuần này.

Lượng dầu lưu kho tại Cushing, Oklahoma, từ ngày 20/5 đến 24/5 giảm 650.000 thùng, nhưng từ ngày 24 đến 27/5 chỉ giảm 31.000 thùng, theo số liệu của Genscape công bố  hôm thứ Ba 31/5. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự kiến cập nhật số liệu về lượng dầu lưu kho của Mỹ vào 11 sáng thứ Năm 2/6.

Các nhà phân tích trong khảo sát Wall Street Journal dự đoán lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 27/5 giảm 2,8 triệu thùng, nguồn cung xăng và dự trữ sản phẩm chưng cất cùng giảm 600.000 thùng.

Chiều muộn hôm thứ Tư 1/6, Viện Dầu mỏ Mỹ (API) công bố số liệu cho thấy, lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua giảm 2,4 triệu thùng, dự trữ xăng giảm 1,5 triệu thùng và nguồn cung sản phẩm chưng cất giảm 1,2 triệu thùng.

Tuy thị trường đang ngày một được cải thiện, song vẫn còn nhiều yếu tố có thể cản trở đà tăng của giá dầu trong những tháng tới, các nhà phân tích tai Credit Suisse cho hay. Mối nguy lớn nhất là việc Arab Saudi tăng sản lượng để giành thị phần từ các đối thủ, USD mạnh lên, việc người Anh bỏ phiếu về việc đi hay ở lại EU và việc ông Donald Trump trở thành ứng cử viên chính thức của Đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống Mỹ.(NCĐT)


Giá vàng giảm khi USD hồi phục sau số liệu kinh tế

gia vang phien 1/6 dao chieu giam khi usd hoi phuc sau so lieu san xuat, chung khoan my thoat day, thi truong co xac dinh thoi diem fed nang lai suat.

Giá vàng phiên 1/6 đảo chiều giảm khi USD hồi phục sau số liệu sản xuất, chứng khoán Mỹ thoát đáy, thị trường cố xác định thời điểm Fed nâng lãi suất.


Giá vàng phiên 1/6 đảo chiều giảm khi USD hồi phục sau số liệu sản xuất, chứng khoán Mỹ thoát đáy, thị trường cố xác định thời điểm Fed nâng lãi suất.

Số liệu cho thấy hoạt động sản xuất của Mỹ trong tháng 5/2016 tăng tháng thứ 3 liên tiếp, nhưng tăng trưởng số đơn hàng mới tiếp tục chậm lại khi các công ty đang vật lộn với nhu cầu ảm đạm tại thị trường nước ngoài và đầu tư vốn yếu kém trong ngành năng lượng.

Lúc 14h50 giờ New York (1h50 sáng ngày 2/6 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay giảm 0,4% xuống 1.210,31 USD/ounce, ghi nhận phiên giảm thứ 10 trong 11 phiên vừa qua. Trong tháng 5, giá vàng giảm 6%, mức giảm lớn nhất trong 6 tháng qua.

Giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex giảm 0,2% xuống 1.211,9 USD/ounce, thấp nhất kể từ 22/2. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 8/2016 trên sàn Comex giảm 0,2% xuống 1.214,7 USD/ounce.

Cuối hôm thứ Tư 1/6, Báo cáo Beige Book của Fed cho thấy, chi phí lao động đang tăng, giúp các nhà hoạch định chính sách tin rằng lạm phát đang tiến dần đến mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương.

USD xuống thấp nhất 2 tuần so với yên nhưng đà giảm chững lại sau khi số liệu sản xuất của Mỹ được công bố.

Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng gần 15%, nhưng mất đà tăng sau khi biên bản họp chính sách tháng 4 của Fed làm tăng đồn đoán Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ sớm thắt chặt chính sách tiền tệ.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,3% xuống 15,93 USD/ounce, giá bạch kim giảm 1,1% xuống 966,24 USD/ounce và giá palladium giảm 0,2% xuống 545,26 USD/ounce.

Malaysia mở cuộc điều tra tự vệ đối với thép cây và wire rod

Hôm 28/5, Malaysia đã bắt đầu mở một cuộc điều tra tự vệ đối với các sản phẩm thép cây nhập khẩu. Các sản phẩm nằm trong danh sách điều tra rơi vào mã HS bắt đầu với  7214, 7228, cùng với ASEAN Harmonized Tariff Nomenclature (AHTN) 7214, 7228.

Theo thông báo, việc nhập khẩu các sản phẩm được đề cập ở trên đã tăng trong 3 năm qua. Trong khoảng thời gian mở rộng từ ngày 1/10/2012 tới ngày 30/9/2013, thép cây nhập khẩu của Malaysia đã đạt 259.331 tấn. Trong thời gian từ 1/10/2013-30/9/2014, con số này đã tăng lên 529.011 tấn, sau đó lên 1.347.593 trong 12 tháng mở rộng từ ngày 1/10/2014-30/9/2015.

Hôm 29/5, nước này cũng bắt đầu mở một cuộc điều tra tự vệ đối với cuộn trơn và thép thanh vằn dạng cuộn.  

Nhưng lại ngoại trừ những sản phẩm chứa hàm lượng cacbon từ 0,6% trở lên, hoặc có đường kính hơn 16mm. Những sản phẩm bị nhắm đến có mã HS 7213, 7227, và AHTN bắt đầu bằng 7213 và 7227.

Việc nhập khẩu các sản phẩm trên đã tăng trong suốt 3 năm bắt đầu từ ngày 1/10/2012. Trong thời gian từ ngày 1/10/2012-30/9/2013, nước này đã nhập 786.608 tấn nhưng năm kế tiếp đã tăng lên 1.069.630 tấn và đến tháng 9 năm ngoái tiếp tục tăng lên 1.316.350 tấn.

Hiệp hội Thép Malaysia đã nộp đơn yêu cầu cả hai cuộc điều tra này. Các tài liệu được Hiệp hội nộp lên cho thấy nhập khẩu tăng đã gây thiệt hại nghiêm trọng được nhìn thấy thông qua thị phần, doanh số, sản lượng cũng như công suất, lợi nhuận và năng suất của các công ty trong nước sụt giảm.

Theo Dato Soh Thian Lai, Chủ tịch Liên đoàn sắt thép Malaysia (MISIF), một lệnh cấm chung cho tất cả việc nhập khẩu các sản phẩm thép thanh và cuộn trơn sẽ không giúp các nhà máy ở  Malaysi,. Ông hy vọng trong cuộc điều tra lần này, buổi điều trần công khai giữa nguyên đơn và bị đơn sẽ có thể tạo ra một danh sách các sản phẩm thép thanh và cuộn trơn chắt lọc hơn mà cần được bảo hộ.

Dato' Soh đưa ra ví dụ như cuộn trơn hàm lượng cacbon cao và các sản phẩm thép thanh dùng sản xuất ô tô không nên loại bỏ khỏi danh sách này. Malaysia phụ thuộc hai sản phẩm vào nhập khẩu này bởi vì thiếu sản lượng trong nước.

Một vài nhà máy thép trong nước là thành viên kép của cả Hiệp hội thép Malaysia và MISIF.(satthep)


SSAB dự báo tăng trưởng tiêu thụ thép trong dài hạn, công suất thừa tiếp tục duy trì

Nhà sản xuất thép SSAB của dự báo ​​nhu cầu tiêu thụ thép toàn cầu sẽ tăng 2-3% mỗi năm trong thời gian dài, trong khi đó tăng trưởng tiêu thụ đối với các sản phẩm thép chất lượng cao, thép độ cứng cao của trường sẽ mạnh mẽ hơn, nhà máy này cho biết trong phần thuyết minh kêu gọi cổ phần trong kế hoạch phánh hành cổ phiếu mà công ty này tiến hành trong tuần này. Phát hành cổ phiếu lần này được thiết kế để thu hút hơn  538 triệu tiền vốn trước chi phí, mà SSAB cho biết sẽ sử dụng để giảm nợ và "tạo ra các chuẩn bị tài chính để có thể kiểm soát được giai đoạn nhu cầu tiêu thụ  thép ở mức thấp."

Nhu cầu tiêu thụ thép tăng lên nói chung sẽ là kết quả của sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ tốt hơn từ tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ở các quốc gia mới nổi, và bởi sự phát triển của các ứng dụng mới, SSAB nói. Các thị trường mới nổi ở châu Phi, Ấn Độ và Mỹ Latinh sẽ cung cấp tốc độ tăng trưởng trên mức trung bình, SSAB nói. Trích dẫn từ dự báo của Hiệp hội Thép Thế giới, SSAB cho biết nhu cầu tiêu thụ ở Trung Quốc dự kiến ​​sẽ giảm trong giai đoạn 2016-17 và đi ngang trong dài hạn.

SSAB dự đoán sự thay đổi từ thép tiêu chuẩn đối sang thép có độ bền cao sẽ tăng tốc trong suốt thập niên tới, do người dùng cố gắng để cải thiện hiệu suất sản phẩm của mình về mức độ tiêu thụ năng lượng, độ bền và cắt giảm trọng lượng.

Công suất sản xuất thép dư thừa sẽ tiếp tục trên thị trường và "vẫn là vấn đề lớn nhất đối với ngành công nghiệp thép nói chung do áp lực giá gây ảnh hưởng ngày càng tăng đối với hoạt động kinh doanh của tất cả các nhà sản xuất thép," SSAB nói. Nhưng SSAB cho rằng tình hình này sẽ được cải thiện dần dần, do nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng mạnh mẽ, tăng thuế nhập khẩu và "có khả năng, loại bỏ hệ thống và công suất sản xuất cũ kỉ, đặc biệt là ở châu Âu và Trung Quốc."


Xuất khẩu thép của Nhật trong tháng 4 giảm nhưng thị trường không hề lo lắng

Theo số liệu mới từ Liên đoàn Sắt thép (JISF), xuất khẩu thép của Nhật trong tháng 4 đã giảm 10,2% so với năm ngoái và 15,2% so với tháng 3 xuống 3,24 triệu tấn. Nhưng các nhà kinh doanh thép lại không hề nao núng trước sự sụt giảm đáng kể này và dự báo khối lượng xuất khẩu sẽ phục hồi trong thời gian tới.

Đại diện JISF không đưa ra nhận xét gì trong ngày thứ Ba nhưng một nhà kinh doanh ở Tokyo giải thích rằng xuất khẩu tháng 4 giảm so với tháng 3 là bởi vì trong tháng 3, các nhà máy và đại lý đã vội vã để hoàn thành các hợp đồng xuất khẩu trước ngày 31/3, ngày cuối cùng của năm tài khóa 2015.

“Ngoài ra, một số nhà máy đã thực hiện bảo trì định kỳ trong tháng 4, vì vậy xuất khẩu giảm có thể chỉ là tạm thời. Các nhà máy này đã và đang xông xáo trong việc cố gắng tăng khối lượng xuất khẩu của họ bởi vì thị trường thép Châu Á bắt đầu phục hồi vào đầu năm nay”.

Về loại thép, thì mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là HRC đã giảm 7,5% so với năm ngoái và 13,3% so với tháng 3 xuống 1,02 triệu tấn và đây là lần sụt giảm đầu tiên trong 7 tháng. “Tuy đã giảm nhưng vẫn trên 1 triệu tấn, vì vậy chúng ta có thể nói là xuất khẩu HRC của Nhật vẫn còn cao”.

Trong khi đó, xuất khẩu thép thanh trong tháng 4 tăng 80,4% so với cùng kỳ năm ngoái và 57,5% so với tháng 3 lên 77.337 tấn. Thép thanh chủ yếu đã được đặt mua vào khoảng tháng 2 khi các nhà sản xuất thép cây trong nước dự báo giá thép sẽ giảm. “Hiện nay, giá thép trong nước đang tăng và nhu cầu tiêu thụ trong nước được dự báo sẽ cải thiện, vì vậy trong tương lai, xuất khẩu thép cây sẽ không sôi động”.

Hàn Quốc, là thị trường tiêu thụ thép lớn nhất của Nhật, đã tăng 7,1% so với năm ngoái nhưng ít hơn tháng 3 5,1% đạt 590.076 tấn. Xuất khẩu tới Trung Quốc giảm so với năm 9,9% và 10,6 so với tháng 3 còn 458.052 tấn trong khi tới Thái Lan tăng 11,9% so với năm ngoái nhưng giảm 19,3% so với tháng 3 đạt 419.695.(satthep)


Trở về

Bài cùng chuyên mục