tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Xuất khẩu và thúc đẩy trao đổi hàng hóa Việt Nam – Campuchia

  • Cập nhật : 31/07/2016
Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 6 tháng đầu năm nay, tốc độ xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia giảm 11,67% so với cùng kỳ năm 2015, chỉ đạt trên 1 tỷ USD. 

Giảm mạnh nhất gồm có phân bón các loại, giảm 39,86%, sắt thép các loại giảm 34,56% và chất dẻo nguyên liệu giảm 31,53%.... Đối với các mặt hàng với tốc độ giảm dưới 10%, chỉ chiếm 21,4%, gồm  các mặt hàng như sản phẩm từ chất dẻo, xơ sợi dệt các loại, máy móc thiết bị, sản phẩm từ sắt thép... trong đó sản phẩm từ sắt thép giảm ít nhất 0,2%.

Tuy nhiên, số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Campuchia trong thời gian này với tốc độ tăng trưởng dương chiếm 39,2%, trong đó mặt hàng gỗ và sản phẩm tiếp tục đà  tăng trưởng và với tốc độ tăng vượt bậc, tăng 483,69% tuy kim ngạch chỉ đạt 5,7 triệu USD, kế đến là điện thoại các loại và linh kiện tăng 460,76%.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sang Campuchia 6 tháng 2016 ĐVT: USD

 

6 tháng 2016

6 tháng 2015

So sánh (%)

Tổng cộng

1.084.488.551

1.227.834.058

-11,67

xăng dầu các loại

163.846.664

204.842.970

-20,01

sắt thép các loại

141.773.659

216.652.873

-34,56

hàng dệt, may

105.769.266

99.358.765

6,45

nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

75.103.369

73.096.807

2,75

sản phẩm từ chất dẻo

47.530.338

50.408.812

-5,71

thức ăn gia súc và nguyên liệu

41.503.836

56.116.922

-26,04

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

35.898.247

39.348.527

-8,77

sản phẩm từ sắt thép

32.123.376

32.191.606

-0,21

phân bón các loại

29.937.052

49.780.286

-39,86

sản phẩm hóa chất

27.063.182

24.542.680

10,27

bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

23.857.320

26.551.595

-10,15

giấy và các sản phẩm từ giấy

19.931.671

16.986.024

17,34

phương tiện vận tải và phụ tùng

19.880.858

21.391.368

-7,06

kim loại thường khác và sản phẩm

18.896.266

19.852.689

-4,82

dây điện và dây cáp điện

16.066.845

20.857.173

-22,97

sản phẩm gốm, sứ

10.210.881

12.915.582

-20,94

hóa chất

10.136.353

9.924.158

2,14

clanke và xi măng

9.960.109

11.699.003

-14,86

xơ, sợi dệt các loại

8.598.884

9.521.425

-9,69

hàng thủy sản

6.469.288

8.476.784

-23,68

gỗ và sản phẩm gỗ

5.713.779

978.906

483,69

sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

3.891.375

4.521.078

-13,93

chất dẻo nguyên liệu

3.369.912

4.921.414

-31,53

thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

2.725.105

2.549.081

6,91

sản phẩm từ cao su

1.712.977

1.703.503

0,56

hàng rau quả

1.555.331

1.018.094

52,77

cà phê

836.954

631.043

32,63

điện thoại các loại và linh kiện

402.154

71.716

460,76

Nhằm góp phần thúc đẩy trao đổi hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của người dân ở khu vực biên giới tỉnh Tây Ninh của Việt Nam và tỉnh Tbong Khmum của Campuchia, chiều ngày 27/7 vừa qua, tại trụ sở Bộ Thương mại Campuchia, Thứ trưởng Công thương Nguyễn Cẩm Tú và Quốc vụ khanh Bộ Thương Mại Campuchia Mao Thora đã ký Bản ghi nhớ (MOU), triển khai dự án xây dựng chợ kiểu mẫu biên giới Campuchia.

Dự lễ ký, có Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Thạch Dư và đại diện một số bộ, ngành hai nước.

Theo kế hoạch, chợ kiểu mẫu này sẽ được khởi công xây dựng trong quý 4 năm nay, nằm trên diện tích gần 20.000 m2 tại Khu kinh tế đặc biệt Thary Tbong Khmum, ở xã Da, huyện Memot, tỉnh Tbong Khmum, đối diện với cửa khẩu Chàng Riệc, thuộc xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

Dự án này do Bộ Công thương Việt Nam làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ được hoàn thành vào giữa năm 2018, với các hạng mục chính gồm: nhà chợ một tầng có diện tích xây dựng 1.690 m2; nhà ban quản lý chợ hai tầng và các hạng mục phụ trợ gồm kho chứa hàng, bãi để xe, trạm cung cấp nước, trạm điện và các công trình kỹ thuật khác.

Dự án này được triển khai theo biên bản thỏa thuận tại kỳ họp lần thứ 13 của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia vào năm 2014.

Công trình này khi được hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy trao đổi hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của người dân ở khu vực biên giới tỉnh Tây Ninh của Việt Nam và tỉnh Tbong Khmum của Campuchia.

Nguồn: VITIC/Báo Nhân dân điện tử/Vinanet

Trở về

Bài cùng chuyên mục