Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Canada trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng dương; trong 6 tháng đầu năm nay, thương mại 2 chiều đạt trên 1,44 tỷ USD (tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái).

Trong 6 tháng đầu năm nay, các nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đều đạt được mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ như: máy vi tính điện tử đạt 1,42 tỷ USD, chiếm 15,5% trong tổng kim ngạch, tăng 13,52%; rau quả đạt 803,81 triệu USD, chiếm 8,8%, tăng 218%; xơ sợi dệt đạt 721 triệu USD, chiếm 7,9%, tăng 7,8%; dầu thô đạt 692,2 triệu USD, chiếm 7,6%, tăng 151%.
Việt Nam đang xuất khẩu khoảng 30% lượng hàng nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc. Vì vậy, những thay đổi từ thị trường này có sự tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Thị trường Trung Quốc đang “hút” hầu hết các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường truyền thống này có nhiều chính sách biên mậu khiến nông sản Việt nhiều phen lao đao, hàng hóa “dội chợ” và sụt giá thê thảm.
Điển hình nhất là mặt hàng gạo; gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc chiếm 54% thị phần của thị trường này, tuy nhiên thương nhân Trung Quốc hầu hết thu mua tiểu ngạch để tránh thuế, nên việc xuất khẩu của ta gặp nhiều rủi ro. Những năm trước, xuất khẩu gạo tiểu ngạch rất lớn, nhưng năm nay rất khó khăn, vì chính sách nhập khẩu của Trung Quốc có thay đổi lớn, họ chuyển hướng sang nhập gạo từ Campuchia, Thái Lan, Myanma.
Trong ngành chăn nuôi, những tháng gần đây các xe tải nối hàng, mỗi xe chở cả trăm con lợn mỡ xuất tiểu ngạch qua Trung Quốc. Càng xuất khẩu được thì hàng đổ về cửa khẩu càng nhiều. Nhưng nếu đột ngột cửa khẩu nước bạn hạn chế nhập khẩu thì các chủ xe phải lùa lợn xuống... “đi bộ” qua lối đường mòn và phải bán tống bán tháo. Lợn gãy chân, chết dọc đường khá nhiều trong khi vẫn còn hàng dài xe chở lợn mỡ chờ thông quan.
Đối với cá tra, gần đây các thương nhân Trung Quốc tâp trung thu mua cá cỡ lớn (khoảng trên 1kg/con). Loại cá cỡ lớn không được thị trường châu Âu ưa chuộng, vì thế, các doanh nghiệp trong nước cũng không nhập loại cỡ lớn để chế biến. Nguy cơ cuối cùng người nuôi sẽ gánh chịu.
Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc sẽ siết chặt hoạt động xuất tiểu ngạch để chống buôn lậu, đồng thời họ sẽ tăng cường giám sát chất lượng, kiểm soát đầu mối được phép nhập vào Trung Quốc, giám sát nhà máy chế biến, sản xuất. Do vậy, điều cần thiết nhất vẫn là chúng ta phải cải thiện chất lượng nông, lâm, thủy sản.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu sang Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2016
ĐVT: USD
Mặt hàng | 6T/2016 | 6T/2015 | +/- (%) 6T/2016 so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch | 9.115.014.019 | 7.728.731.835 | +17,94 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 1.417.297.778 | 1.248.515.819 | +13,52 |
Hàng rau quả | 803.808.467 | 252.581.947 | +218,24 |
Xơ, sợi dệt các loại | 721.013.218 | 668.863.288 | +7,80 |
Dầu thô | 692.118.607 | 275.276.194 | +151,43 |
Sắn và các sản phẩm từ sắn | 477.108.514 | 733.489.639 | -34,95 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện | 463.997.442 | 545.291.740 | -14,91 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác | 459.998.982 | 318.715.172 | +44,33 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 435.461.098 | 425.370.782 | +2,37 |
Gạo | 420.193.041 | 492.079.105 | -14,61 |
Giày dép các loại | 395.213.539 | 347.873.151 | +13,61 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 389.623.545 | 208.657.237 | +86,73 |
Hàng dệt, may | 324.499.536 | 259.530.682 | +25,03 |
Hàng thủy sản | 299.069.028 | 193.254.688 | +54,75 |
Cao su | 298.730.292 | 299.088.869 | -0,12 |
Hạt điều | 159.610.297 | 132.648.041 | +20,33 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 122.560.953 | 97.444.656 | +25,77 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 99.694.580 | 61.293.441 | +62,65 |
Dây điện và dây cáp điện | 84.120.702 | 83.089.341 | +1,24 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng | 83.776.516 | 52.485.630 | +59,62 |
Xăng dầu các loại | 83.562.110 | 86.757.768 | -3,68 |
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù | 73.583.231 | 58.784.876 | +25,17 |
Cà phê | 59.286.853 | 38.936.157 | +52,27 |
Hóa chất | 57.504.145 | 104.767.835 | -45,11 |
Chất dẻo nguyên liệu | 45.698.769 | 107.659.840 | -57,55 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc | 37.294.205 | 22.484.871 | +65,86 |
Sản phẩm hóa chất | 36.360.387 | 35.714.725 | +1,81 |
Quặng và khoáng sản khác | 31.826.816 | 55.713.498 | -42,87 |
Kim loại thường khác và sản phẩm | 29.550.221 | 10.540.896 | +180,34 |
Sản phẩm từ cao su | 28.648.381 | 31.841.156 | -10,03 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh | 24.136.183 | 46.636.745 | -48,25 |
Sản phẩm từ sắt thép | 20.652.117 | 20.766.394 | -0,55 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 17.769.800 | 24.177.056 | -26,50 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận | 10.637.684 | 11.582.435 | -8,16 |
Chè | 8.456.946 | 6.596.897 | +28,20 |
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ | 6.744.516 | 3.821.932 | +76,47 |
Vải mành, vải kỹ thuật khác | 5.366.209 | 4.192.999 | +27,98 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm | 3.028.177 | 2.056.700 | +47,23 |
Sắt thép các loại | 2.841.992 | 2.632.707 | +7,95 |
Sản phẩm gốm, sứ | 1.940.660 | 1.115.718 | +73,94 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy | 1.800.522 | 1.282.672 | +40,37 |
Clanhke và xi măng | 852.407 |
|
Theo Vinanet
Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Canada trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng dương; trong 6 tháng đầu năm nay, thương mại 2 chiều đạt trên 1,44 tỷ USD (tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái).
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã thu về từ thị trường Thái Lan trên 1,7 tỷ USD, tăng 7,26% so với cùng kỳ năm 2015.
Tính đến hết 7 tháng đầu năm 2016, xi măng và clinker của Việt Nam xuất khẩu đạt 8,97 triệu tấn, giá trị xuất khẩu xi măng thu về 335,12 triệu USD, giảm 6,2% về lượng và 18,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm nay, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia sụt giảm gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trị giá 1,27 tỷ USD.
Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ trong hơn 20 năm qua, kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được xác lập vào năm 1992. Đến năm 2001, hai nước đã tiến tới mối quan hệ toàn diện và năm 2009 đã nâng tầm quan hệ song phương thành đối tác chiến lược.
Thái Lan hiện nằm trong số 10 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Việt Nam và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khối ASEAN. Kim ngạch thương mại 2 chiều đã đạt 5,67 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay (tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái).
Tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Indonesia còn rất lớn, hai nước đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Indonesia lên 10 tỷ USD vào năm 2018.
Điện thoại và linh kiện là mặt hàng đạt kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Áo trong 6 tháng năm 2016, thu về 958,35 tỷ USD, tăng 10,05% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 81% tổng trị giá xuất khẩu sang Áo.
Các doanh nghiệp Singapore có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, từ thăm dò dầu khí, sản xuất công nghiệp tới chế biến nông lâm hải sản... và hiện là nhà đầu tư lớn thứ ba với trên 1.600 dự án.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pakistan 6 tháng đầu năm 2016 đạt 208,75 triệu USD, tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự