tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tổng quan thị trường cao su thiên nhiên Mỹ Latinh

  • Cập nhật : 27/06/2018

Ngành cao su thiên nhiên Mỹ Latinh rất có tiềm năng tăng trưởng và hợp tác nhờ thành lập Thị trường Khu vực. Hội nghị Cao su thiên nhiên Colombia diễn ra vào tháng 9/2018 sẽ là cơ hội vàng để các đại diện của ngành cao su Mỹ Latinh bàn bạc và giải quyết hầu hết những khó khăn vướng mắc của mình.

Ngành cao su thiên nhiên trên khắp thế giới đã bàn bạc rất nhiều về việc xúc tiến các biện pháp hợp tác quốc tế khẩn cấp. Với Mỹ Latinh, ngành cao su thiên nhiên khu vực này sẽ có rất nhiều lợi ích nếu tăng cường hợp tác một cách hệ thống. Từ sản xuất đến tiêu thụ, từ kỹ thuật đến thương mại, có rất nhiều cơ hội lớn mà các nước Mỹ Latinh có thể tận dụng được nếu cùng nhau hợp tác để vượt qua mọi khó khăn. Hiện cung cao su thiên nhiên của Mỹ latinh chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Trong khi chỉ sản xuất được 384.000 tấn thì Mỹ Latinh tiêu thụ tới gần 500.000 tấn mỗi năm và triển vọng tiêu thụ của các khu vực lân cận còn lớn hơn, trong đó chỉ riêng thị trường láng giềng nằm ở phía Bắc – Hoa Kỳ - tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn mỗi năm.

Sự bền vững của thị trường cao su thiên nhiên Mỹ Latinh

Một ví dụ điển hình về sự tương tác tích cực của ngành cao su trong khu vực là động lực xây dựng một thị trường cao su thiên nhiên bền vững. Đây là một trong số ít những nơi trên hành tinh đã có chứng nhận FSC cho các nông trường cao su thiên nhiên (khoảng 5.000 ha ở Guatemala) và có khoảng 30 cơ sở/đại lý/tổ chức ngành cao su (cơ sở/đại lý/tổ chức của các nhà sản xuất, nhà máy chế biến và thương gia) đang khai báo để được xác nhận IRSG-SNRi (International Rubber Study Group Sustainable Natural Rubber Initiative (Sáng kiến Cao su thiên nhiên bền vững của Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế - IRSG). Đó là kết quả của sự phối hợp tích cực giữa IRSG và các cơ sở/đại lý/tổ chức địa phương.

Nhờ thái độ tích cực vì sự bền vững của ngành cao su, khu vực Mỹ Latinh trong tương lai có thể trở thành một thị trường cao su bền vững. Chuyên gia về cao su thiên nhiên, ông Pablo Dominguez cho biết: “Sau chuyến đi khắp Brazil, tôi có thể đảm bảo một điều: Ngành cao su của các bạn đang phát triển rất bền vững, chỉ là chưa có giấy xác nhận mà thôi’.

Tại Brazil, nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất khu vực, có khoảng 222.000 ha trồng cao su, trong đó 156.000 ha đang thu hoạch, đem lại 202.000 tấn cao su hàng năm. Hầu hết diện tích cao su của Brazil là những cây đã có tuổi thọ 25 năm. Dự kiến trong 3 năm tới sẽ có khoảng 66.000 ha cây mới trưởng thành và cho thu hoạch. Khu vực sản xuất chính là bang São Paulo chiếm khoảng 58% sản lượng, 40% diện tích cho thu hoạch và khoảng 50% diện tích đất trồng cao su của cả nước. São Paulo cũng là nơi đóng chân của hầu hết các cơ sở chế biến cao su tại Brazil, chiếm khoảng 60% tổng công suất chế biến trên toàn quốc. Hãng sản xuất lốp xe Michelin của Pháp có rất nhiều cơ sở ở Brazil, sở hữu những nhà chế biến cao su thiên nhiên lớn nhất tại thị trường này.

Tiêu thụ cao su thiên nhiên tại Bazil hàng năm dạt khoảng 400.000 tấn, và đang không ngừng tăng, giúp cải thiện vị trí của nước này – hiện đang là một trong 10 nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới.

Brazil là nước nhập khẩu ròng cao su thiên nhiên. Phần lớn cao su tiêu thụ tại đây (khoảng 55%) được nhập khẩu từ các nước như Thái Lan và Indonesia. Nhập khẩu từ các nước Mỹ Latinh khác đang tăng nhanh bởi nhiều nhà tiêu thụ tại đây nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp bởi lo ngại thiếu hụt nguồn hàng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ cao su Đông Nam Á rất lớn. Chẳng hạn nhập khẩu cao su từ Guatemala đã tăng gấp đôi trong năm vừa qua, từ mức khoảng 800 tấn năm 2016 lên 2,2 nghìn tấn năm 2017.

Tại Guatemala, khu vực trồng cao su thiên nhiên tập trung chủ yếu ở phía Tây Nam và Đông Bắc đất nước. Những vùng trồng cao su chính ở phía Nam là Escuintla, Suchitepequez, Retalhuleu, Quetzaltenango và San Marcos, chiếm 85% sản lượng toàn quốc; miền Bắc chiếm 15% còn lại, chủ yếu tập trung ở các khu vực Izabal, Alta Verapaz, Quiché và Petén.

Sản lượng cao su thiên nhiên tại nước này không ngừng tăng, ước tính đạt 120.000 tấn năm 2018.

Các nhà máy chế biến chính của Guatemala là Grupo Introsa, Grupo Entre Rios, Grupo Occidente và Procesadora Industrial Fortaleza (GF Trading S.A.). Sản lượng chủ yếu để xuất khẩu gồm cả 2 loại: mủ cao su (khoảng 30%) và cao su khối (khoảng 70%).

Các thị trường xuất khẩu chính là Mexico, Colombia, Peru, Hoa Kỳ, Brazil và Argentina (xếp thứ tự theo khối lượng xuất khẩu).

Colombia có khoảng 52.600 ha cao su, tập trung vào 5 khu vực là Magdalena centro (Santander), Magdalena Medio (Caldas y Cundinamarca), Cordón cauchero-cacaotero (Antioquia y Córdoba), Amazonía (Putumayo, Caquetá y Guaviare) y Orinoquia (Meta y Vichada).

Năm 2014, nước này tiêu thụ khoảng 17.000 tấn cao su và sản xuất 4.000 tấn. Do đó, khoảng 75% lượng tiêu thụ phải nhập khẩu (chủ yếu từ Guatemala và Đông Nam Á). Dự kiến năm 2018, nước này sẽ nổi lên thành nhà nhập khẩu ròng lớn do tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Trung Quốc, Brazil, Canada và Venezuela.

Những nhà máy chế biến cao su chính của nước này là những nhà sản xuất cao su khối, trong đó lớn nhất là Mavalle. Doanh nghiệp này có khoảng 10.000 ha cây cao su và sở hữu thêm 10.000 ha trồng ở các nước láng giềng để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu. Là nước xuất khẩu cao su tiềm năng lớn, Colombia vẫn đang tiếp tục mở rộng thị trường, nhất là tại Brazil.

Mexico hàng năm tiêu thụ khoảng 158.000 tấn cao su thiên nhiên, trong khi sản lượng trong nước chỉ khoảng 18.000 tấn. Theo số liệu chính thức, diện tích trồng cao su ở nước này là khoảng 29.102 ha, tập trung ở các vùng States of Chiapas, Oaxaca, Tabasco và Veracruz. Hai nhà máy chế biến chính của địa phương là Pclatez và Progomex, chiếm lần lượt 60% và 40% tổng sản lượng cao su khối của nước này. Cao su khối chiếm 80% tổng sản lượng cao su, 20% còn lại là các loại cao su tấm và mủ cao su centrifuged (chủ yếu do các nhà máy nhỏ sản xuất).

Ngành săm lốp là nguồn tiêu thụ cao su chính, tiêu thụ khoảng 65,8 sản lượng, còn lại là các ngành khác. Nhà sản xuất bóng bay lớn nhất thế giới, Globos Payaso, nằm ở Mexico. Cũng giống như Brazil, Mexic cũng là nước nhập khẩu ròng cao su. Các nguồn cung chính cho thị trường này là Guatemala, Indonesia, Malaysia và Thailand, trong đó riêng Guatemala đóng góp khoảng 41% tổng khối lượng cao su nhập khẩu vào Mexico. Về cơ cấu nhập khẩu, cao su khối chiếm 68,5%, mủ cao su chiếm 30%, RSS3 chiếm 0,3%, các loại khác khoảng 1,2%.


Theo Vinanet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục