Giá đậu tương Mỹ giảm lần đầu tiên trong 5 phiên hôm thứ ba (9/8), giảm từ mức cao nhất 1 tuần, bất chấp nhu cầu đối với nguồn cung Mỹ tăng mạnh mẽ.

Hàng dệt may là nhóm hàng chủ lực, đạt kim ngạch lớn nhất xuất khẩu sang Nhật chiếm trên 19%, đạt 1,28 tỷ USD, tăng 4,79%; tiếp sau đó là nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng chiếm 13,3%, đạt 885,2 triệu USD; máy móc, thiết bị chiếm 10,7%, đạt 717,3 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 7,2%, đạt 479,1triệu USD.
Những nhóm hàng xuất khẩu sang Nhật đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ gồm có: Điện thoại các loại và linh kiện (tăng 538%, đạt 162,2 triệu USD); máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (tăng 89%, đạt 34,42 triệu USD); sắt thép (tăng 66%, đạt 2,98 triệu USD).
Ngược lại, kim ngạch sụt giảm mạnh ở một số nhóm hàng như: Dầu thô (giảm 87,76%, đạt 47,7 triệu USD); than đá (giảm 72,35%, đạt 10,6 triệu USD); thức ăn gia súc (giảm 58,19%, đạt 11,5 triệu USD); quặng và khoáng sản (giảm 47,78%, đạt 5,8 triệu USD); chất dẻo nguyên liệu (giảm 35,8%, đạt 4,7 triệu USD).
Để tăng cường quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam – Nhật Bản, vào ngày 22/7/2016, tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam và Viện Nghiên cứu Đông Á, Nhật Bản, đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn. Đây là một trong những hoạt động quan trọng, nhằm cụ thể hóa các nội dung về hợp tác nông nghiệp Nhật Bản-Việt Nam đã được hai bên trao đổi thời gian qua; là dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa Hội Nông dân Việt Nam và Viện Nghiên cứu Đông Á, Nhật Bản, mở ra một hướng hợp tác mới và hiệu quả giữa hai nước trong tương lai. Bên cạnh đó, việc ký kết sẽ mở ra một kênh hợp tác mới, không chỉ góp phần tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn Việt Nam; tăng cường giao lưu văn hóa, sự hiểu biết và làm sâu sắc thêm tình hữu nghị giữa nhân dân và nông dân hai nước.
Theo thỏa thuận, Nhật Bản sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất - chế biến và hệ thống phân phối - kinh doanh hàng hóa tiên tiến trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp cho Việt Nam; phát triển các dự án công nghệ mới, mô hình kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp áp dụng các quy trình sản xuất an toàn và các kỹ thuật canh tác có tính bền vững, đồng thời thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam. Hai bên sẽ tổ chức học tập và nghiên cứu về hệ thống kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, các công nghệ nông, lâm, ngư nghiệp tiên tiến của Nhật Bản và tìm hiểu về cuộc sống, văn hóa Nhật Bản thông qua các hoạt động như: Huấn luyện kỹ năng cho lao động, thực tập sinh Việt Nam. Cùng với đó, sẽ thực hiện thí điểm các mô hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của Nhật Bản tại Việt Nam; hướng tới thực hiện dịch vụ hóa sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp, góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và tăng cường phối hợp chặt chẽ nhằm hướng đến sự giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu sang Nhật 6 tháng đầu năm 2016
ĐVT: USD
Mặt hàng | 6T/2016 | 6T/2015 | +/- (%) 6T/2016 so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch | 6.674.424.540 | 6.722.024.083 | -0,71 |
Hàng dệt may | 1.277.219.561 | 1.218.831.945 | +4,79 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng | 885.166.704 | 937.435.827 | -5,58 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác | 717.323.321 | 697.090.097 | +2,90 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 479.050.702 | 470.392.334 | +1,84 |
Hàng thuỷ sản | 441.542.435 | 457.016.805 | -3,39 |
Giày dép các loại | 346.512.808 | 291.251.098 | +18,97 |
Máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện | 277.504.960 | 234.845.132 | +18,17 |
sản phẩm từ chất dẻo | 244.876.255 | 222.285.445 | +10,16 |
Túi xách, ví, va li, mũ ô dù | 177.996.165 | 154.168.074 | +15,46 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 162.150.855 | 25.420.436 | +537,88 |
sản phẩm từ sắt thép | 132.651.224 | 124.145.895 | +6,85 |
Hóa chất | 120.041.413 | 130.714.483 | -8,17 |
Kim loại thường và sản phẩm | 117.056.042 | 88.707.056 | +31,96 |
Dây điện và dây cáp điện | 104.867.874 | 89.937.965 | +16,60 |
Cà phê | 101.596.302 | 89.838.711 | +13,09 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận | 94.327.955 | 70.716.079 | +33,39 |
sản phẩm hoá chất | 50.029.964 | 50.426.391 | -0,79 |
Dầu thô | 47.747.960 | 390.139.229 | -87,76 |
Thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh | 45.356.014 | 54.522.644 | -16,81 |
sản phẩm từ cao su | 43.425.703 | 36.408.684 | +19,27 |
Gíây và các sản phẩm từ giấy | 39.793.797 | 37.218.560 | +6,92 |
Sản phẩm gốm sứ | 35.802.140 | 38.376.853 | -6,71 |
Hàng rau quả | 35.152.202 | 36.889.889 | -4,71 |
Nguyên phụ liệu dệt may, da giày | 34.599.782 | 29.462.815 | +17,44 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện | 34.416.346 | 18.209.935 | +89,00 |
Đá quí, kim loại quí và sản phẩm | 23.776.518 | 22.271.586 | +6,76 |
Xơ sợi dệt các loại | 22.122.774 | 26.183.858 | -15,51 |
Sản phẩm mây, tre, cói thảm | 19.724.706 | 21.901.912 | -9,94 |
Vải mành, vải kỹ thuật khác | 18.784.723 | 19.025.294 | -1,26 |
Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc | 17.167.516 | 14.282.892 | +20,20 |
Hạt tiêu | 13.669.500 | 15.881.764 | -13,93 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 11.476.000 | 27.446.387 | -58,19 |
Sắn và sản phẩm từ sắn | 11.187.150 | 14.285.110 | -21,69 |
Than đá | 10.601.243 | 38.346.380 | -72,35 |
Hạt điều | 9.966.276 | 13.974.394 | -28,68 |
Cao su | 7.337.637 | 7.856.975 | -6,61 |
Quặng và khoáng sản khác | 5.785.936 | 11.080.448 | -47,78 |
Chất dẻo nguyên liệu | 4.747.233 | 7.394.401 | -35,80 |
Sắt thép các loại | 2.980.057 | 1.791.629 | +66,33 |
Phân bón | 651.250 | 771.140 | -15,55 |
Giá đậu tương Mỹ giảm lần đầu tiên trong 5 phiên hôm thứ ba (9/8), giảm từ mức cao nhất 1 tuần, bất chấp nhu cầu đối với nguồn cung Mỹ tăng mạnh mẽ.
giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôithị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Giá dầu thô nhẹ thế giới hàng ngày
Dệt may là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đan Mạch trong 6 tháng năm 2016, trị giá 34,17 triệu USD, chiếm 26% tổng trị giá xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Australia đạt 2,41 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Australia đạt gần 1,31 tỷ USD, giảm 16,28% so với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Australia đạt 1,1 tỷ USD. Việt Nam xuất siêu sang Australia 206,7 triệu USD.
Mặc dù giữa Việt Nam và Bangladesh có nhiều điểm tương đồng trong cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu tuy nhiên vẫn còn nhiều lĩnh vực ngành hàng có thể bổ sung cho nhau từ hàng hoá phục vụ sản xuất tới tiêu dùng dân sinh.
Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Italia đạt 1,62 tỷ USD, tăng 12,15% so với cùng kỳ năm trước.
Quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nam Phi ngày càng phát triển tốt đẹp cả về chính trị và nhiều lĩnh vực hợp tác khác như kinh tế, thương mại.
Kết thúc tháng 6/2016, Việt Nam đã thu về từ thị trường Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) 469,2 triệu USD, giảm 25,9% so với tháng 6/2015, tính chung từ đầu năm đến hết tháng 6/2016, Việt Nam đã xuất khẩu sang UAE trên 2,8 tỷ USD, giảm 2,76% so với cùng kỳ năm 2015.
Tính chung 7 tháng năm nay, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 21,3 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Braxin đạt 1,57 triệu USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự