Việt Nam xuất khẩu sang mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, chiếm 45,3% tổng kim ngạch, đạt 275,8 triệu USD, tăng 23,07%.

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Séc trong 5 tháng đầu năm 2016 đạt 63,29 triệu USD, giảm 2,11% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng sang Séc trong 5 tháng đầu năm 2016: Dệt may; giày dép; hóa chất; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; phương tiện vận tải và phụ tùng; thủy sản; gỗ và sản phẩm gỗ; cao su; túi xách, ví, vali, mũ và ôdù…Trong đó đạt giá trị xuất khẩu lớn nhất là mặt hàng giày dép, trị giá 18,34 triệu USD, giảm 15,38% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 28% tổng trị giá xuất khẩu.
Đứng thứ hai là mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng, trị giá 5,44 triệu USD, giảm 16,19% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 3 là mặt hàng thủy sản, trị giá 4,66 triệu USD, giảm 21,43% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý trong 5 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu mặt hàng cao su tăng mạnh, tăng 541,86%.
Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Cộng hòa Séc cho biết: là người đã từng sinh sống và việc tại Séc hơn 20 năm qua, tôi thấy rằng cơ hội hợp tác giữa hai nước là rất lớn. Các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng và mạnh dạn đầu tư sang thị trường này. Séc là thị trường đầy tiềm năng và rộng lớn bởi lẽ đây không chỉ là thị trường tiêu thụ mà còn là cầu nối cho hàng Việt vào nhiều quốc gia lân cận như Hungary, Bulgaria, Slovakia… Bên cạnh đó, do quốc gia này nằm tại khu vực thị trường mới nổi nên dung lượng rất lớn do chưa được nhiều DN khai phá.
Cộng hòa Séc có hệ thống đường sá và kho ngoại quan tốt nhất Đông Âu, cách làm việc của các cấp chính quyền cũng dễ chịu nhất Đông Âu. Đây là cơ hội để hàng hóa từ Séc có thể tỏa đi khắp Đông Âu, thậm chí sang Tây Âu. Các kho ngoại quan của Séc cũng được chúng tôi ký kết hợp tác và DN có thể để hàng vào đó với giá thuê rất thấp. Đây là cơ hội lớn cho DN mà không phải thị trường nào cũng có được.
Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, Việt Nam có thế mạnh về thủy hải sản và thủ công mỹ nghệ. Nhưng theo tôi, đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ thì có thể tạm dừng xuất khẩu vào Séc và Đông Âu vì họ chủ yếu là những quốc gia đang phát triển và cũng đang tập trung sản xuất sản phẩm này.
Tuy nhiên, mặt hàng thủy hải sản lại đang lrất tiềm năng, bởi lẽ họ đang có nhu cầu tiêu thụ rất lớn. Hiện nay, ngoài việc mua thủy sản được nhập khẩu trực tiếp, người dân Séc còn đang tiêu thụ rất nhiều sản phẩm này thông qua nhập khẩu từ các doanh nghiệp Anh, Pháp, Đức… nên giá bị đội lên rất nhiều. Do đó, DN nên đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp mặt hàng này sang Séc để tận dụng lợi thế.
Ngoài ra, do mối quan hệ lâu đời, lượng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Cộng hòa Séc rất lớn, lên đến trên 65 nghìn người. Đây là cầu nối rất hữu ích, đặc biệt trong việc giải quyết rào cản ngôn ngữ giữa các DN Việt Nam và DN Séc.
Doanh nghiệp Việt Nam nên tích cực tiếp cận thị trường thông qua việc tham gia vào các triển lãm, các hội chợ, các chương trình xúc tiến thương mại sang thị trường Sec nói riêng và thị trường Đông Âu nói chung. Chúng tôi biết đã có một số DN sang tìm kiếm và mở rộng thị trường tại đây nhưng không thành công bởi vì họ đi với các đối tác cá nhân, nhỏ lẻ và họ không tìm ra được thị trường cụ thể để xuất khẩu. Vì vậy, Nhà nước nên quan tâm đến các DN trong đó chú ý nhiều hơn đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ DN sang hoạt động tại thị trường này.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam tại Séc cũng vừa ký một hợp tác độc quyền với công ty lớn nhất của Séc về xuất nhập khẩu. Công ty này có cả hệ thống logistic, kho bãi để hỗ trợ dự trữ hàng hóa trước khi chuyển tới các cửa hàng, siêu thị. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể liên hệ với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Séc để tận dụng hệ thống kho bãi này. Bên cạnh đó, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Séc còn có mối quan hệ với rất nhiều doanh nghiệp cả Việt Nam và Séc nên có thể là cầu nối rất hữu ích để tiêu thụ hàng hóa.
Số liệu sơ bộ từ TCHQ về xuất khẩu sang Séc 5 tháng năm 2016
Mặt hàng XK | 5Tháng/2016 | 5Tháng/2015 | +/-(%) |
| Trị giá (USD) | Trị giá (USD) | Trị giá |
Tổng | 63.292.698 | 64.656.980 | -2,11 |
Giày dép các loại | 18.343.953 | 21.678.987 | -15,38 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng | 5.443.435 | 6.494.591 | -16,19 |
Hàng thủy sản | 4.663.889 | 5.935.834 | -21,43 |
Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù | 4.267.550 | 4.336.169 | -1,58 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác | 3.031.832 | 3.318.987 | -8,65 |
Hàng dệt may | 2.209.263 | 2.117.127 | +4,35 |
Cao su | 1.156.679 | 180.206 | +541,86 |
Bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc | 576.299 | 648.589 | -11,15 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 336.386 | 478.570 | -29,71 |
Theo Vinanet
Việt Nam xuất khẩu sang mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, chiếm 45,3% tổng kim ngạch, đạt 275,8 triệu USD, tăng 23,07%.
Theo số liệu thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Italia đạt 1,33 tỷ USD, tăng 13,72% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2016, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Australia đạt hơn 2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Australia đạt gần 1,09 tỷ USD, giảm 15,4%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Australia đạt 914,3 triệu USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Số liệu từ TCHQ Việt Nam cho thấy, 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã thu về từ Campuchia 889,2 triệu USD, giảm 11,96% so với cùng kỳ 2015.
Kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng vào thị trường Hoa Kỳ được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng để xuất khẩu được, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải vượt qua rất nhiều rào cản thương mại.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pakistan 5 tháng đầu năm 2016 đạt 172,33 triệu USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Lĩnh vực thông tin – truyền thông và khoa học công nghệ là lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam và Nhật Bản cũng đang có nhu cầu lớn.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã thu về từ Pháp trên 1,1 tỷ USD, tăng 4,37% so với cùng kỳ 2015.
Theo số liệu của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mexico trong 5 tháng đầu năm 2016 đạt 735,59 triệu USD, tăng 25,67% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá của Ngân hàng DZ ở Frankfurt thì trong trường hợp xấu nhất kinh tế Đức sẽ mất đến 45 tỷ euro cho đến cuối năm tới. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Đức. Năm nay dự đoán tăng trưởng 1,8% thì có thể chỉ đạt 1,4% và năm tới dự đoán 1,7% thì chỉ còn 0,5%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự