Theo nguồn tin từ Cục đầu tư nước ngoài, lũy kế đến tháng 4/2016, Singapore xếp thứ 3/114 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với 1600 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đạt gần 36,28 tỷ USD.

Tại cuộc hội đàm ngày 17-4 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã nhất trí mục tiêu phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 1 tỉ USD.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt tay Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe sau cuộc họp báo tại Văn phòng Thủ tướng - Ảnh: Việt Dũng
Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe và phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16 đến ngày 19-4 theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Sri Lanka sẽ đến chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trì diễn đàn đầu tư…
Sáng 17-4, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
Sau lễ đón chính thức tại Phủ chủ tịch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đã tiến hành hội đàm để bàn về các vấn đề hai bên cùng quan tâm cũng như các vấn đề thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên. Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và giáo dục.
Tại cuộc họp báo ngay sau đó, hai Thủ tướng đã thông báo kết quả tốt đẹp của buổi hội đàm.
Nhấn mạnh tiềm năng to lớn trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước và cùng nhất trí mục tiêu phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt mục tiêu 1 tỉ USD trong những năm tới, hai nhà lãnh đạo khẳng định sẽ giao các cơ quan hữu quan hai bên khẩn trương rà soát và đề xuất các biện pháp cụ thể đẩy mạnh hợp tác, nhất là đối với những lĩnh vực hai bên có tiềm năng và thế mạnh như dầu khí, hạ tầng, công nghệ thông tin và truyền thông, dệt may, chế biến và phân phối nông sản và thủy hải sản…
Nhận thấy việc hiện nay chưa có đường bay giữa hai nước là một yếu tố hạn chế cơ hội giao thương, hai Thủ tướng đã khẳng định sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để các hãng hàng không của hai nước khai thác đường bay trực tiếp giữa Việt Nam và Sri Lanka.
Ngay sau hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký hai văn kiện hợp tác gồm: Kế hoạch hợp tác về phát triển Nông nghiệp giai đoạn 2017-2019 và Thỏa thuận hợp tác về Giáo dục giai đoạn 2017-2021.
Ngay trong chiều 17-4, Bộ trưởng Harin Fernando đã có chuyến thăm trường Đại học FPT và Làng phần mềm FPT tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Điểm nhấn quan trọng trong chuyến thăm của Thủ tướng Sri Lanka là diễn đàn đầu tư sẽ diễn ra ngày 18-4 tại Hà Nội.
THANH HÀ
Theo Tuổi Trẻ
Theo nguồn tin từ Cục đầu tư nước ngoài, lũy kế đến tháng 4/2016, Singapore xếp thứ 3/114 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với 1600 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đạt gần 36,28 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều giữa Việt Nam và New Zealand 4 tháng đầu năm 2016 đạt 232,85 triệu USD (giảm 4,81% so với cùng kỳ năm ngoái); trong đó xuất sang New Zealand đạt 105,91 triệu USD (tăng 12,37% so với cùng kỳ), nhập khẩu từ thị trường này trị giá 126,94 triệu USD (giảm 15,57%).
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Tây Ban Nha trong 4 tháng đầu năm 2016 đạt 648,89 triệu USD, giảm 3,24% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường quan trọng của châu Phi bị sụt giảm. Cụ thể: xuất sang Nam Phi giảm 2,37%, Nigeria giảm 32,35%, Angola giảm 48,58%, An-giê-ri giảm 2,39%; chỉ duy nhất xuất khẩu sang thị trường Bờ biển Ngà đạt được mức tăng trưởng cao 44,26% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Séc trong 4 tháng đầu năm 2016 đạt 49,67 triệu USD, tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước.
Triển vọng hợp tác giữa Nam Phi và Việt Nam là rất lớn do quan hệ chính trị có nhiều thuận lợi, trong khi phía bạn có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng được xem là thế mạnh.
Kết thúc tháng 4/2016, Việt Nam đã thu về từ thị trường Anh trên 1,5 tỷ USD, tăng 22,77% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch giữa Việt Nam và EU (bằng cả Anh và Pháp cộng lại) và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hoá Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu.
Theo số liệu thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Bỉ đạt 611,20 triệu USD, tăng 16,62% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, Liên bang Nga đang là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 26 của Việt Nam. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Nga là nguồn hàng nhập khẩu lớn thứ 22 của các doanh nghiệp Việt Nam
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự