Sau 55 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Lào luôn giữ vững mối quan hệ hữu nghị truyền thống và không ngừng được củng cố theo thời gian.

Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nga rất đa dạng, phong phú về chủng loại, từ hàng điện tử, công nghiệp đến hàng nông lâm thủy sản; trong đó nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện chiếm đến 47% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang Nga, đạt 427,5 triệu USD, tăng mạnh 33% so với cùng kỳ năm trước. Đứng sau nhóm hàng chủ đạo điện thoại và linh kiện là các nhóm hàng như: cà phê đạt 71 triệu USD (chiếm 7,8%, tăng 16,6%); hàng dệt may 54 triệu USD (chiếm 5,9%, tăng 14,7%); giày dép đạt 53,6 triệu USD (chiếm 5,9%, tăng 36,7%).
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu sang Nga trong 7 tháng đầu năm nay, thì thấy đa số các nhóm hàng đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ ngoái; trong đó, xuất khẩu tăng mạnh ở một số nhóm hàng như: Xăng dầu tăng 4.025%, cao su tăng 99%, sản phẩm từ cao su tăng 439%, hạt điều tăng 55%. Tuy nhiên, xuất khẩu quặng và khoáng sản; gạo và sản phẩm mây, tre, cói và thảm lại sụt giảm mạnh, với mức giảm tương ứng 94,32%; 72% và 41% so với cùng kỳ.
Nga là một trong những nước thuộc Liên minh kinh tế Á Âu. Vì vậy, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á-Âu (VEAEUFTA) dự kiến có hiệu lực vào tháng 9/2016, sẽ là một cơ hội để hàng Việt Nam xuất khẩu sang khối Liên minh này nói chung và thị trường Nga nói riêng. Theo đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam như dệt may, nông, thủy sản, da giày… sẽ có cơ hội tăng trưởng nhờ được miễn, giảm thuế quan.
Việt Nam là đối tác ký hiệp định thương mại tự do đầu tiên với khối liên minh này, nên cơ hội đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam rất lớn. Với tỷ lệ gần 90% dòng thuế được cắt, giảm thuế quan nhập khẩu, trong đó, 59,3% được xóa bỏ ngay khi VEAEUFTA hiệu lực là lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc cạnh tranh với các nước khác. Theo nội dung của hiệp định, hai bên cam kết mở cửa thị trường với 9.927 dòng thuế (87,4-95,7%). Nhóm không cam kết mở cửa thị trường là 1.433 dòng thuế (12,6-4,3%). Trong đó, một số mặt hàng thế mạnh của Việt Nam được ưu đãi khá cao.
Đối với mặt hàng thủy sản, trước khi có VEAEUFTA, mức thuế khoảng 35%, nhưng khi FTA có hiệu lực, với 95% số mặt hàng mở cửa hoàn toàn, lộ trình tối đa trong 10 năm (trong đó hơn 71% dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, tương đương 100% tổng kim ngạch xuất khẩu trung bình trong 3 năm từ 2010-2012 của Việt Nam vào EAEU); 5% dòng thuế còn lại là các mặt hàng Việt Nam không có thế mạnh xuất khẩu. Đây là lợi thế giúp hàng thủy sản Việt Nam có sức cạnh tranh cao so với sản phẩm của nước khác.
Về mặt hàng da giày, 77% dòng thuế được cam kết cắt giảm, trong đó, 73% dòng thuế xóa bỏ hoàn toàn theo lộ trình tối đa 5 năm, tương đương hơn 99% tổng kim ngạch xuất khẩu trung bình trong 3 năm (từ 2010-2012) của Việt Nam vào thị trường này.
Sản phẩm dệt may có cơ hội rất lớn để thâm nhập vào thị trường EAEU với 82% số dòng thuế được cam kết cắt giảm, trong đó có 36% dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn ngay khi hiệp định có hiệu lực. Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo, VEAEUFTA giúp kim ngạch hàng dệt may hai bên tăng trưởng 50% trong năm đầu tiên và tăng trung bình 20%/năm trong 5 năm tiếp theo. Giá trị kim ngạch tăng từ 700 triệu USD hiện nay lên 1 tỷ USD trong 1-2 năm tới, Việt Nam sẽ từ vị trí nhà cung cấp hàng dệt may thứ 8 tiến lên vị trí thứ 4 tại thị trường này.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ xuất khẩu sang Nga 7 tháng đầu năm 2016
ĐVT: USD
Mặt hàng |
7T/2016 |
7T2015 | +/- (%) 7T/2016 so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch | 911.069.103 | 759.156.589 | +20,01 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 427.504.854 | 321.277.407 | +33,06 |
Cà phê | 71.028.706 | 60.895.575 | +16,64 |
Hàng dệt, may | 53.960.763 | 47.046.640 | +14,70 |
Giày dép các loại | 53.631.434 | 39.246.762 | +36,65 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 52.940.733 | 73.745.811 | -28,21 |
Hàng thủy sản | 41.416.463 | 43.051.580 | -3,80 |
Hạt tiêu | 20.965.767 | 17.449.573 | +20,15 |
Hạt điều | 18.199.438 | 11.769.607 | +54,63 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác | 14.479.664 | 10.028.552 | +44,38 |
Chè | 12.689.983 | 13.103.753 | -3,16 |
Hàng rau quả | 12.493.807 | 15.381.611 | -18,77 |
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù | 10.604.955 | 9.684.280 | +9,51 |
Xăng dầu các loại | 7.258.565 | 175.950 | +4025,36 |
Cao su | 6.878.868 | 3.449.157 | +99,44 |
Sắt thép các loại | 5.117.234 | 4.041.831 | +26,61 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 4.385.738 | 5.525.200 | -20,62 |
Gạo | 3.910.050 | 14.120.841 | -72,31 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận | 2.873.321 | 3.116.840 | -7,81 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc | 2.787.831 | 3.165.470 | -11,93 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 1.827.536 | 2.324.221 | -21,37 |
Sản phẩm từ cao su | 1.224.889 | 227.341 | +438,79 |
Sản phẩm gốm, sứ | 755.455 | 866.306 | -12,80 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm | 350.096 | 588.323 | -40,49 |
Quặng và khoáng sản khác | 63.900 | 1.124.396 | -94,32 |
Theo Vinanet
Sau 55 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Lào luôn giữ vững mối quan hệ hữu nghị truyền thống và không ngừng được củng cố theo thời gian.
Nhiều doanh nghiệp đang đầu tư hàng triệu USD vào phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng nhà máy hiện đại để chế biến xuất khẩu nông sản VN vào Nhật.
Thái Lan đã vượt Trung Quốc trở thành thị trường chính Việt Nam nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện, chiếm 54,5% tổng kim ngạch, đạt 120 triệu USD.
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho biết, tháng 7/2016, cả nước đã xuất khẩu 103,8 nghìn tấn xơ, sợi dệt các loại, trị giá 256,7 triệu USD, tăng 2,1% về lượng và tăng 3,5% về trị giá so với tháng 6, nâng lượng xơ, sợi dệt 7 tháng đầu năm 2016 lên 641,5 nghìn tấn, trị giá 1,5 tỷ USD, tăng 15,6% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015.
Theo số liệu thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2016 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Ai cập đạt 178,15 triệu USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cho 7 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Philippines đạt trên 1,26 tỷ USD, tăng trưởng 13,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu sang Lào chỉ đạt 268 triệu USD, giảm 24,02% so với cùng kỳ năm 2015.
Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ thu về 1,5 tỷ USD, tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2015, tính riêng tháng 7, xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 250,1 triệu USD, giảm so với tháng 6 (261,9 triệu USD).
Tháng 7/2016, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Nga 161,6 triệu USD, tăng 14,1% so với tháng 6/2016, nâng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 7 tháng đầu năm 2016 lên 911 triệu USD, tăng 20,01% so với cùng kỳ năm 2015.
Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 7/2016, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Đức đạt 34,41 tỷ USD, tăng trưởng 3,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự