tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Xuất nhập khẩu của Việt Nam ẩn chứa nhiều tồn tại

  • Cập nhật : 04/04/2017

Mặc dù hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2016 đã tạo được nhiều dấu ấn, nhưng đằng sau những con số này vẫn còn ẩn chứa một số tồn tại cần nhanh chóng khắc phục để hướng tới sự phát triển bền vững và hiệu quả của xuất nhập khẩu.

Kim ngạch xuất khẩu duy trì tốc độ tăng trưởng cao

Bộ Công Thương cho biết, năm 2016, thị trường xuất khẩu đã gặp khó khăn khi giá một số mặt hàng sụt giảm, cùng với đó là sự gia tăng của các rào cản đối đã tác động nhất định đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, với sự quyết liệt trong điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là trong việc triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường đầu ra cho sản phẩm, cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2016 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Theo Bộ Công Thương, năm 2016, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng tốt, thể hiện trên cả hai phương diện quy mô và tốc độ tăng so với năm trước. Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 176,6 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015. “Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, đây là một kết quả khả quan trong tương quan so sánh với năm trước cũng như so sánh với các nước trong khu vực”, Bộ Công Thương cho hay.

Bộ Công Thương cũng cho hay, tăng trưởng xuất khẩu đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện cán cân thanh toán, góp phần vào tăng trưởng GDP, tạo công ăn việc làm, tiêu thụ hàng hóa cho nông dân. Đồng thời, tăng trưởng xuất khẩu cũng thể hiện sự phục hồi của sản xuất trong nước, góp phần tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.

nam 2016, xuat khau tiep tuc tang truong tot, the hien tren ca hai phuong dien quy mo va toc do tang so voi nam truoc. anh minh hoa

Năm 2016, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng tốt, thể hiện trên cả hai phương diện quy mô và tốc độ tăng so với năm trước. Ảnh minh họa

 

Theo đó, trong năm 2016 vừa qua, xuất khẩu nhiều mặt hàng nông, thủy sản cũng đã có mức tăng trưởng dương. Trong đó, tăng trưởng cao nhất là mặt hàng rau quả đạt 2,46 tỷ USD, tăng 33,6% so với năm 2015. Đáng chú ý là đây cũng là mặt hàng đã mở rộng, đa dạng hóa được thị trường thời gian qua. 

Đặc biệt, trong hai năm gần đây, trái cây Việt Nam liên tục thâm nhập được vào các thị trường mới, có yêu cầu chất lượng cao như vải, xoài vào thị trường Australia; vải, nhãn, thanh long (ruột trắng và ruột đỏ), chôm chôm vào thị trường Hoa Kỳ, xoài và thanh long ruột trắng vào thị trường Nhật Bản; thanh long (ruột trắng và ruột đỏ) và xoài vào thị trường Hàn Quốc và New Zealand,…

"Hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới. Hiện, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia, trong đó có khoảng 70 thị trường mà Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD", thông tin Bộ Công Thương cho hay.

Ngoài ra, các doanh nghiệp đã tận dụng tốt lợi thế có được từ cam kết cắt giảm thuế quan của các nước đối tác FTA đối với hàng xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam.  Theo đó, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước này có tăng trưởng cao trong năm 2016. Cụ thể, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 22 tỷ USD, tăng 28,4%; sang Hàn Quốc đạt 11,4 tỷ USD, tăng 28%; sang Nhật Bản đạt 14,7 tỷ USD, tăng 3,9%; sang Ấn Độ đạt 2,7 tỷ USD, tăng 8,7%.

Xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản còn đơn điệu

Theo Bộ Công Thương, năm 2016, mặc dù hoạt động xuất nhập khẩu đã tạo ra tín hiệu tích cực, làm tiền đề cho sự phát triển của xuất nhập khẩu nói riêng và cả nền kinh tế nói chung trong những năm tới. Tuy nhiên, đằng sau những con số này vẫn còn ẩn chứa một số tồn tại cần nhanh chóng khắc phục để hướng tới sự phát triển bền vững và hiệu quả của xuất nhập khẩu.

Dẫn chứng vấn đề này, Bộ Công Thương cho biết, mặc dù tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến bắt đầu gia tăng, nhưng vẫn còn tình trạng xuất khẩu sản phẩm thô ở nhóm hàng khoáng sản và một số mặt hàng nông sản, hoặc xuất khẩu theo hình thức gia công và phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (như đối với dệt may).

Cùng với đó, chất lượng sản phẩm xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản còn chưa đồng đều, chủng loại còn đơn điệu. Năng lực cạnh tranh vẫn chưa được cải thiện nhiều, giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao… dẫn đến sự phát triển xuất khẩu chưa bền vững.

Đưa ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, Bộ Công Thương cho hay, do nhiều mặt hàng nông sản, thuỷ sản xuất khẩu được sản xuất bởi các hộ gia đình phân tán, quy mô nhỏ lẻ; do đó khó kiểm soát chất lượng đầu vào và đầu ra của hoạt động sản xuất. Ngoài ra, công nghiệp chế biến các mặt hàng nông sản, thủy sản, khoáng sản chưa được tập trung đầu tư, phát triển theo kịp với yêu cầu của thị trường thế giới, mới tập trung phát triển theo chiều rộng, mà chưa phát triển theo chiều sâu.

Mặt khác, công nghiệp hỗ trợ còn chậm phát triển nên chưa sản xuất được các sản phẩm đủ về chất lượng, quy mô để có thể tham gia được vào chuỗi cung ứng sản phẩm, linh kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu. 

Yến Nhi (Theo Vnmedia.vn)

Trở về

Bài cùng chuyên mục