Chương Viễn thông có điểm mới là lần đầu tiên trong số các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đã mở rộng, tăng cường sự cạnh tranh sang lĩnh vực dịch vụ viễn thông di động là lĩnh vực vẫn đang tồn tại nhiều tập quán cạnh tranh không lành mạnh ở nhiều nước... Việt Nam và 5 nỗi “sợ” khi vào TPP
Việt Nam giành thêm được hiệp ước thương mại tự do cuối năm nay?
- Cập nhật : 22/11/2015
(Thuong mai)
Trong bản tin đăng tải ngày 18.11, tờ New Europe (Bỉ) cho biết Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tuyên bố ông hi vọng sẽ ký kết một thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU) vào cuối năm nay.
EVFTA có nội dung là gì?
Các nội dung chính của EVFTA gồm: thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, hàng rào kỹ thuật thương mại, thương mại dịch vụ, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của chính phủ, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý - thể chế.
Theo Bộ Công thương, EVFTA được dự đoán sẽ mang lại tác động tích cực cho cả Việt Nam và EU, trong đó nổi bật là lợi ích kinh tế.
Về xuất nhập khẩu, cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong EVFTA sẽ giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là những sản phẩm mà hai bên có thế mạnh như dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ của Việt Nam và máy móc, thiết bị, ô tô, xe máy, đồ uống có cồn, một số loại nông sản của EU.
Bộ Công thương cho biết với hiệp định này, hai bên sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đối với rất ít số dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một lần. Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các Hiệp định FTA đã được ký kết cho đến nay.
Bên cạnh việc xóa bỏ thuế quan, Việt Nam cũng sẽ gỡ bỏ hầu hết các loại thuế xuất khẩu. EU cho biết Việt Nam đã đồng ý với việc tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, viễn thông, giao thông, bưu chính và chuyển phát nhanh.
Trong lĩnh vực đầu tư, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho EU, như thông qua việc dỡ bỏ hoặc hạ bớt những hạn chế trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng thực phẩm hoặc đồ uống, cũng như trong các lĩnh vực phi thực phẩm.