Không phải ngành nào cũng được hưởng những tác động tích cực từ TPP.

Ấn Độ đang thận trọng trước các tác động từ thỏa thuận Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa đạt được, theo bài viết đăng trên tờ The Economics Times (Ấn Độ) hôm 7.10.
Ấn Độ đang lo lắng nhiều ngành nghề Việt Nam, chẳng hạn như may mặc và giày da, sẽ chiếm được lợi thế trước Ấn Độ nhờ gia nhập TPP - Ảnh: Diệp Đức Minh
Sau 5 năm đàm phán, vào ngày 4.10 qua, 12 quốc gia Thái Bình Dương đã đạt được sự đồng thuận về TPP. Các nước này gồm có Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, Mỹ, New Zealand, Nhật Bản, Peru, Singapore, Úc và Việt Nam.
The Economics Times cho biết các vòng đàm phán TPP đều diễn ra trong phòng họp kín, khiến cho các quốc gia khác, trong đó có Ấn Độ, lo lắng.
“Ngoài việc Ấn Độ có khả năng bị mất thị phần tại Mỹ vào tay các nước thành viên TPP như Việt Nam, hiện còn có mối quan ngại rằng các vấn đề liên quan đến lao động, môi trường và bảo hộ đầu tư sẽ được thảo luận thường xuyên hơn tại các cuộc họp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”, nhật báo Ấn Độ bình luận.
Trên thực tế, các quan chức thương mại Ấn Độ đã lên tiếng cho biết có 7 nước TPP, vốn cũng thuộc Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà New Dehli đang là thành viên, sẽ gây áp lực buộc các thành viên khác của RCEP thảo luận về các điều khoản của TPP.
“Chúng tôi cho rằng các quốc gia đã ký kết cả 2 hiệp định thương mại tự do (TPP và RCEP) có thể sẽ gây áp lực và đòi phải có sự tương thích giữa 2 hiệp định”, một quan chức thương mại Ấn Độ nói với The Economics Times trước thềm vòng đàm phán RCEP kế tiếp tại Hàn Quốc vào tuần tới.
Nhật báo Ấn Độ nhận định thêm rằng không chỉ có New Dehli, Trung tâm Thương mại và Phát triển Quốc tế(ICTSD), một tổ chức phi chính phủ lâu đời có trụ sở tại Thụy Sĩ, mới đây cũng đã có báo cáo nghiên cứu nhận định rằng các quốc gia không thuộc TPP sẽ gặp khó khăn nếu các quy định thương mại và nhượng bộ về thuế quan mới của hiệp định mới ảnh hưởng đến hoạt động giao thương của họ với các nước TPP.
“Ấn Độ không có hiệp định thương mại tự do với Mỹ và đó là yếu tố có thể khiến Ấn Độ bị thiệt. Việt Nam cạnh tranh với Ấn Độ tại thị trường Mỹ và nước này hiện đã có lợi thế hơn New Dehli (nhờ TPP). Hàng hóa Việt Nam trong các lĩnh vực như may mặc và giày da sẽ được miễn thuế khi vào Mỹ”, ông Abhijit Das, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu WTO thuộc Viện Thương mại quốc tế Ấn Độ, cảnh báo.
Không phải ngành nào cũng được hưởng những tác động tích cực từ TPP.
Đánh giá cao sự kiện VN tham gia, kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại song phương VN - Mỹ (BTA) - ông Nguyễn Đình Lương, đã chia sẻ với Thanh Niên góc nhìn khác về cách tuyên truyền xung quanh sự kiện này.
Hàng chục triệu hộ chăn nuôi của Việt Nam sẽ gặp cú sốc nặng khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.
Vụ kiện chống phá giá thịt gà cho thấy các ngành của kinh tế Việt Nam cũng có nguy cơ phải đối mặt với những bài học đau đớn trên thương trường quốc tế vì sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Nếu như trồng trọt, lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều có cơ hội xuất khẩu thì ngô, đậu tương và mía đường sẽ khó có thể cạnh tranh ngay trên sân nhà do hiệu quả kinh tế, năng suất và chất lượng các sản phẩm này đều kém so với quốc tế.
Khi Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được thực hiện, thời gian thông quan cho các lô hàng chuyển phát nhanh sẽ chỉ là 6 giờ.
Việt Nam trong các chuỗi giá trị ở Mỹ còn thấp và chưa vững chắc bởi cơ cấu hàng hóa chỉ dừng lại ở mức thô. Ngoài ra, những doanh nghiệp thành công lớn nhất trong chuỗi xuất khẩu sang thị trường Mỹ và tham gia vào chuỗi giá trị tốt nhất chủ yếu là các doanh nghiệp FDI.
Khi tham gia TPP, 2 sản phẩm yếu thế nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam là thịt bò và thịt lợn, vì giá thành sản xuất trong nước cao hơn giá sản phẩm nhập khẩu.
Báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam của Ngân hàng ANZ cách đây ít lâu nhận định, cần cảnh giác với thâm hụt thương mại vì một số tác động tiêu cực cũng có thể phát tác, nhất là khi thâm hụt xảy ra do nhập khẩu hàng tiêu dùng dẫn dắt.
Bản chất của ngành gạo Việt Nam là đang đi vào “vết xe đổ” của nhiều ngành công nghiệp như dệt may, da giày. Tức là ngành gạo cũng đang đi gia công cho thế giới khi mà giá trị gia tăng cho người sản xuất chỉ ở mức thấp.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự