Hàng chục triệu hộ chăn nuôi của Việt Nam sẽ gặp cú sốc nặng khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.

Khi tham gia TPP, 2 sản phẩm yếu thế nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam là thịt bò và thịt lợn, vì giá thành sản xuất trong nước cao hơn giá sản phẩm nhập khẩu.
Thách thức đè nặng, nhấn chìm trước sóng lớn, mong manh như đèn trước gió, vật hi sinh cho TPP … là những từ ngữ khá nặng nề mà chuyên gia kinh tế nói về ngành chăn nuôi Việt Nam khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khi tham gia TPP, hai sản phẩm yếu thế nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam là thịt bò và thịt lợn, vì giá thành sản xuất trong nước cao hơn giá sản phẩm nhập khẩu. Trong bối cảnh thị trường các nước đòi hỏi về an toàn thực phẩm ngày càng cao, thì chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại như: Quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi…
Nói về sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi khi Việt Nam tham gia TPP, ông Hoàng Thanh Văn - Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ NN&PTNN cho biết: “Theo nhận định, khoảng tháng 6/2017, các sản phẩm chăn nuôi của các nước trong khối TPP sẽ vào Việt Nam một cách ồ ạt. Lúc đó, ngành chăn nuôi Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt nhất”.
Hàng chục triệu hộ chăn nuôi của Việt Nam sẽ gặp cú sốc nặng khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.
Vụ kiện chống phá giá thịt gà cho thấy các ngành của kinh tế Việt Nam cũng có nguy cơ phải đối mặt với những bài học đau đớn trên thương trường quốc tế vì sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Nếu như trồng trọt, lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều có cơ hội xuất khẩu thì ngô, đậu tương và mía đường sẽ khó có thể cạnh tranh ngay trên sân nhà do hiệu quả kinh tế, năng suất và chất lượng các sản phẩm này đều kém so với quốc tế.
Khi Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được thực hiện, thời gian thông quan cho các lô hàng chuyển phát nhanh sẽ chỉ là 6 giờ.
Ấn Độ đang thận trọng trước các tác động từ thỏa thuận Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa đạt được, theo bài viết đăng trên tờ The Economics Times (Ấn Độ) hôm 7.10.
Việt Nam trong các chuỗi giá trị ở Mỹ còn thấp và chưa vững chắc bởi cơ cấu hàng hóa chỉ dừng lại ở mức thô. Ngoài ra, những doanh nghiệp thành công lớn nhất trong chuỗi xuất khẩu sang thị trường Mỹ và tham gia vào chuỗi giá trị tốt nhất chủ yếu là các doanh nghiệp FDI.
Báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam của Ngân hàng ANZ cách đây ít lâu nhận định, cần cảnh giác với thâm hụt thương mại vì một số tác động tiêu cực cũng có thể phát tác, nhất là khi thâm hụt xảy ra do nhập khẩu hàng tiêu dùng dẫn dắt.
Bản chất của ngành gạo Việt Nam là đang đi vào “vết xe đổ” của nhiều ngành công nghiệp như dệt may, da giày. Tức là ngành gạo cũng đang đi gia công cho thế giới khi mà giá trị gia tăng cho người sản xuất chỉ ở mức thấp.
Hiệp định TPP gồm có 30 chương điều chỉnh thương mại và các vấn đề liên quan tới thương mại.
Bài toán về đầu ra cho các sản phẩm nông sản của người nông dân đã và đang là vấn đề nóng từ những câu chuyện thực tế nhà vườn đến diễn đàn Quốc hội trong thời gian qua.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự