Sau khi các hệ thống bán lẻ rơi vào tay nhà đầu tư ngoại, sản phẩm của Việt Nam rất khó có cơ hội thâm nhập vào kênh bán lẻ hiện đại.

Năm 2008, Việt Nam từng được A.T Kearney, một công ty tư vấn hàng đầu về bán lẻ đánh giá thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn nhất thế giới, trên cả Hong Kong, Trung Quốc, Singapore hay Malaysia.
Nhưng vị trí này đang mất dần. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chia sẻ “Hội nhập cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế mạnh, những mặt hàng việt nam đang có thế mạnh cũng chịu sức ép cạnh tranh. Các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực đang bán hàng có mất thị phần, mất doanh số”.
Năng lực quản lý yếu kém, doanh nghiệp Việt không chỉ đối diện với mất thị phần mà còn lo ngại khả năng bị thâu tóm. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, những doanh nghiệp cần nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại.
TS Lê Huy Khôi, Viện nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, thống kê của Bộ Công Thương cho thấy doanh số bán lẻ của doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm khoảng 10%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 86%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 4%. Đáng lưu ý, tuy các điểm bán lẻ của doanh nghiệp FDI chỉ khoảng 90 điểm trong tổng số siêu thị cả nước song doanh số bán ra tại một điểm gấp 3-4 lần thậm chí 7-8 lần so với một điểm của siêu thị nội do quy mô lớn.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia mới nổi có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh, nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là người tiêu dùng thuộc hàng trẻ nhất châu Á và ngày càng mạnh tay chi tiêu.
Năm 2008, Việt Nam từng được A.T Kearney, một công ty tư vấn hàng đầu về bán lẻ đánh giá thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn nhất thế giới, trên cả Hong Kong, Trung Quốc, Singapore hay Malaysia.
Tuy nhiên, vào những năm sau đó Việt Nam dần dần tụt hạng. Từ vị trí số 1 năm 2008, Việt Nam đã rớt xuống thứ 5 năm 2009, thứ 14 năm 2010, thứ 23 năm 2011 và thứ 28 năm 2014.
Hiện nay Việt Nam lọt top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.
Nguyên nhân của tình trạng suy giảm về cả lượng và chất là do yếu tố khách quan từ tình hình kinh tế thế giới, khó khăn của kinh tế trong nước với những vấn đề từ môi trường vĩ mô, hoạt động vi mô. Vấn đề tiết kiệm chi tiêu trong điều kiện khủng hoảng, khả năng chi trả thấp do suy giảm thu nhập đã kéo theo cầu tiêu dùng suy giảm.
Khoảng trống để mở rộng thị phần là gì?
Theo TS Lê Huy Khôi, Việt Nam 90 triệu dân với dân số trẻ là nguyên nhân chính để Việt Nam được xếp được thứ hạng rất cao của thế giới. Hà Nội lọt top 3 khu vực châu Á có tốc độ tăng trưởng thị trường bán lẻ, và Việt Nam có 3 thành phố trong top thị trường bán lẻ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
So với tình hình thực tế phân bố dân cư ở Việt Nam thì mạng lưới bán lẻ còn thưa thớt. Theo tính toán của các chuyên gia, trung bình cứ 100.000 dân thì cần có một đại siêu thị, một trung tâm thương mại, cứ 10.000 dân thì cần một siêu thị cỡ trung bình, còn 1000 dân cần 1-3 cửa hàng tiện lợi.
Đây chính là khoảng trống để các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam mở rộng thị phần. Cùng với nhiều lợi thế khác về nguồn hàng, sự am hiểu văn hóa tiêu dùng… doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển.
Việt Nam có đầy tiềm năng và có sức hấp dẫn cao về thị trường bán lẻ. Quá trình hội nhập kinh tế đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển thị trường bán lẻ. Thu nhập bình quân của người dân ngày càng cao, năm 2015 bình quân trên đầu người đạt 1.890 USD, dân số đang trong độ tuổi cơ cấu dân số vàng với 60% là tiêu dùng trẻ, tỷ lệ bán lẻ hiện đại của Việt Nam mới chỉ đạt 25%, thấp hơn các nước Thái Lan (34%), Malaysia (60%), Trung Quốc (51%), Singapore (90%)…
Báo cáo của Nielsen cho thấy tầng lớp trung lưu tại Việt Nam sẽ tăng gấp đôi trong năm 2020, từ 12 triệu người năm 2014 lên 33 triệu người năm 2020. Thói quen mua sắm gia đình sẽ thay đổi thuận lợi cho thị trường bán lẻ phát triển, nhu cầu mua sắm tăng cao, chi tiêu mạnh mẽ cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, hàng mỹ phẩm, sự nhanh nhạy với các ứng dụng công nghệ trên điện thoại, tham gia mạng xã hội…Những thay đổi này trong thói quen tiêu dùng sẽ mở ra cơ hội mới đầy tiềm năng cho thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển. Đặc biệt, đối với phân khúc bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm 25% trong tổng doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.
Theo dự báo của PwC và EIU tiêu dùng cá nhân của hộ gia đình Việt Nam sẽ tăng bình quân hàng năm khoảng 10,5%, giai đoạn 2015-2018 và mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ sẽ đạt khoảng 123 tỷ USD vào năm 2018. Với mức bán lẻ tăng trưởng như vậy, thị trường bán lẻ có sức hấp dẫn lớn đối với nhà đầu tư tại Việt Nam.
Giải pháp doanh nghiệp giữ thị phần
TS Lê Huy Khôi đưa ra các giải pháp để cải thiện tình hình, nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ thị phần bán lẻ, cụ thể:
Thứ nhất, Doanh nghiệp bán lẻ tận dụng khai thác có hiệu quả những phân khúc thị trường có lợi thế, như loại hình siêu thị chuyên doanh (Trần Anh, Thế giới di động, FPT…) khai thác tốt tiềm năng của chợ truyền thống để bán lẻ.
Thứ hai, Tập trung nghiên cứu kinh doanh theo phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích, tiện lợi phục vụ từng khu dân cư, từng khu vực thị trường.
Thứ ba, Liên kết chuỗi sản xuất- cung ứng thật chắc chắn trên thị trường nội địa, nếu không có nền sản xuất nội địa tốt thì khó có cơ hội phát triển trên thị trường bán lẻ và cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại. Cần tạo ra liên kết vùng, liên kết sản xuất- phân phối, phân phối- phân phối, bán buôn- bán lẻ…Nếu có liên kết chặt chẽ sẽ giúp giảm giá thành và hàng sản xuất được đảm bảo về nguồn đầu ra, tránh tình trạng lãng phí.
Thứ tư, nâng cao chất lượng hàng hóa, nâng cao uy tín và nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Ông Khôi cũng khuyến nghị, Chính phủ xem xét có chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam như dành vị trí thuận lợi kèm chính sách giá thuê hợp lý, các loại thuế, vốn và lãi suất phù hợp, điều chỉnh cơ chế chính sách thông thoáng…
Đối với nhà bán lẻ nước ngoài, ông Khôi cho rằn, trong việc giao đất, cho thuê đất, Nhà nước cần ràng buộc cụ thể với nhà bán lẻ nước ngoài. Doanh nghiệp hoạt động có lãi, nộp thuế ít nhất 3 năm mới được chuyển nhượng và trong trường hợp bán lại cần ưu tiên bán cho Việt Nam.
Hải Minh
(Theo Người Đồng Hành)
Sau khi các hệ thống bán lẻ rơi vào tay nhà đầu tư ngoại, sản phẩm của Việt Nam rất khó có cơ hội thâm nhập vào kênh bán lẻ hiện đại.
Năm 2016, tổng cộng có 93% dòng thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN về Việt Nam, trong đó chủ yếu thuộc về hàng tiêu dùng sẽ về 0%. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bán lẻ ngoại hiện chiếm hơn 50% thị phần tại Việt Nam và dự báo sẽ tăng trong thời gian tới. Với thực trạng trên, hàng Việt sẽ khó cạnh tranh nổi với các sản phẩm tương đồng đến từ các nước, đặc biệt hàng hóa có xuất xứ Thái Lan...
Theo chuyên gia, thay vì lo Thái Lan xả kho gạo tác động xấu đến thị trường gạo xuất khẩu, Việt Nam hãy loại bỏ rào cản chính sách làm méo thị trường. VOV.VN - Sau đoạn thông báo bổ nhiệm Mourinho, MU cho ra mắt đoạn clip ngắn với cái tên "Welcome Jose".
Trên bất cứ mặt trận nào, muốn đánh thắng thì phải có quân. Tuy nhiên, "mặt trận" bán lẻ của Việt Nam đang thiếu "quân". Đó là những tập đoàn bán lẻ mạnh, doanh nghiệp mạnh để "chiến đấu" với đội quân hùng mạnh của nước ngoài.
Cơ hội để Tường An vươn lên trên thị trường dầu ăn đang ngày càng hẹp khi họ không nắm trong tay quyền tự quyết. Trong khi đó, áp lực cạnh tranh và nguy cơ tiếp tục đánh mất thị phần lại ngày càng lớn.
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang là điểm dừng chân của các đại gia ngoại.
Liên kết nhà bán lẻ với nhà sản xuất cũng cực kỳ quan trọng. Ngoài chuyện quảng bá, giới thiệu, trưng bày..., việc liên kết thông tin sẽ giúp nhà bán lẻ và doanh nghiệp kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh.
Dù chính quyền cam kết nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân vùng cá chết nhưng nhiều ngư dân tại Hà Tĩnh cho biết đang gặp nhiều khó khăn do cá, mực đánh bắt về rất khó tiêu thụ.
Các doanh nghiệp cần phải nâng cao tiếng nói của mình trong khâu đàm phán, thương lượng thông qua hiệp hội hoặc liên kết để cử ra những chuyên gia đàm phán giỏi nhằm bảo vệ lợi ích.
Thời gian gần đây nhiều thương vụ “thâu tóm” các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã được thực hiện thành công bởi các đại gia đến từ Thái Lan, Hà Quốc Nhật Bản.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự